Không biết rõ về nguyên nhân gây bệnh vảy nến làm mọi người dừng như thụ động hơn với việc phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tái phát. Các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới gần đây đã chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố có khả năng kích hoạt bệnh vảy nến như sang chấn tâm lý, di truyền, nhiễm trùng, do thuốc .v.v…
Để tìm hiểu thật kỹ những nguy cơ gây bệnh giúp ích cho việc điều trị bệnh vảy nến đúng cách và hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ đưa ra những nghiên cứu mới nhất về các nguyên nhân gây bệnh vảy nến giúp bạn đọc và bệnh nhân hiểu rõ hơn về vấn đề này
6 nguyên nhân gây bệnh vảy nến phổ biến
Gần đây các nhà khoa học đưa ra nhận định, có rất nhiều yếu tố có thể kích hoạt tới hệ miễn dịch gây rối loạn biệt hóa lành tính ở lớp thượng bì . Một số nguyên nhân gây bệnh vảy nến được cho rằng gặp nhiều nhất đó là:
1- Vảy nến do di truyền
Đã có nhiều bằng chứng thuyết phục được các nhà khoa học tìm thấy về việc nguyên nhân gây bệnh vảy nến có liên quan tới yếu tố di truyền. Cụ thể các kháng được cho là căn nguyên gây bệnh vảy nến do di truyền là HLAW6, B13, B17, DR7.
Vảy nến do di truyền
Theo đó, người ta ước tính rằng có tới 75% bệnh vảy nến do di truyền gen gây ra và yếu tố này mang tính chất quyết định. Tỷ lệ trẻ sinh đôi mắc bệnh vảy nến chiếm 72%, còn đối với sinh đôi khác trứng chỉ chiếm 35%. Phát hiện này càng khẳng định rõ hơn về yếu tố di truyền gây bệnh vảy nến.Những ai có người thân trong gia đình hoặc họ hàng trực hệ mắc phải bệnh vảy nến thì cần thực hiện phòng ngừa cảnh giác nguy cơ gặp phải bệnh này.
2- Vảy nến do dùng thuốc tây y
Thuốc tây y nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây nên những tác dụng phụ khó lường nhất là có khả năng gây bệnh vảy nến. Một số loại thuốc được cho là nguyên nhân gây bệnh vảy nến nếu dùng không đúng cách như corticoid, lithium, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, thuốc trị bệnh sốt rét.v.v…
3- Vảy nến do yếu tố căng thẳng ( stress)
Vảy nến do yếu tố căng thẳng ( stress)
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Thanh Tân, đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai cho biết: ” Yếu tố tâm lý ảnh hưởng không nhỏ tới việc gây bệnh vảy nến cũng như làm căn bệnh này trở nên nặng hơn. Những người thường có tâm lý căng thẳng, tự ti, áp lực nhiều, trầm cảm, sốc tình cảm…. sẽ dẫn tới bệnh vảy nến đột ngột tái phát là dễ gặp. Đối với nguyên nhân này thì người người trưởng thành chiếm tới 80%, trẻ nhỏ chỉ chiếm 20% nguy cơ mắc bệnh.”
Qua nhận định của chuyên gia, thì yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân gây bệnh vảy nến. cần đặc biệt chú ý phòng ngừa cũng như hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến.
4- Vảy nến do nhiễm khuẩn
Các tác nhân từ môi trường ngoài ( virus, vi khuẩn, nấm mốc…) tấn công vào hệ thống miễn dịch gây suy yếu dễ dẫn tới rối loạn gây bệnh vảy nến. Đặc biệt nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra một số liên cầu khuẩn có khả năng tấn công vào hệ thống miễn dịch. Đây được cho là nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến thể giọt, vảy nến dạng viêm thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn như:
-
Vệ sinh thân thể hàng ngày không đúng cách khiến da bị nhiễm khuẩn.
-
Chà da quá mạnh khiến da bị xay xước gây tổn thương thượng bì, nếu không điều trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm.
5- Vảy nến do ánh nắng mặt trời
Vảy nến do ánh nắng mặt trời
Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia tử ngoại ( UVA). Chất này có thể gây tổn thương da, cháy da làm da lão hóa nhanh hơn, thay đổi cấu trúc dưới lớp biểu bì làm hình thành nên các rối loạn giảm phân tế bào gây nên bệnh vảy nến. Nhất là thời điểm chứ nhiều tia cực tím nhất nên tránh đó là từ 10-16h chiều, cao nhất là từ 11-13h.
6- Sử dụng chất kích thích
Vảy nến do chất kích thích
Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe, nước ngọt có ga, thuốc gây nghiện…. do chất cồn, cafein, cocain và nhiều chất khác được cho là có khả năng làm gia tăng các bất thường trong cơ thể. Vậy nên đây cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến ả nh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như tâm lý người bị bệnh. Vậy nên việc phòng ngừa tránh các nguyên nhân gây bệnh vảy nến có cơ hội gây bệnh là việc rất cần thiết mà ai cũng nên thực hiện.
-
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày, chú ý ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin tốt cho da. Đặc biệt là cung cấp nguồn nước dồi dào giúp da luôn tươi trẻ tràn đây sức sống ngừa vảy nến.
-
Lối sống lành mạnh: không rượu bia, thuốc lá …
-
Dưỡng ẩm cho da vào mùa đông: Khi thời tiết khô hanh, da có dấu hiệu bị khô thì bạn cần bổ xung các loại kem dưỡng ẩm bù nước và chất khoáng giúp da khỏe mạnh hơn.
-
Tập thể dục đều đặn tăng cường sức đề kháng từ bên trong giúp phòng ngừa tốt bệnh vảy nến và nhiều căn bệnh khác.
-
Tránh căng thẳng quá mức, nên ngủ sớm đúng giờ giấc giúp cải thiện bệnh vảy nến.
-
Uống đủ nước mỗi ngày: Nên bổ xung khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể để thanh lọc chất độc, giảm nguy cơ gặp phải rối loạn ảnh hưởng ngoài da.
Tuy bệnh vảy nến không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khó điều trị dứt điểm, ảnh hưởng mặt tâm lý. Do vậy nên những nguyên nhân gây bệnh vảy nến được chúng tôi tổng hợp ở trên hi vọng sẽ giúp ích cho mọi người trong việc phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
Nguồn: https://vhea.org.vn/
- 02/03/2015 13:44 - Các nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu thường gặp
- 02/03/2015 13:38 - Chế độ ăn uống tốt cho người bị viêm da cơ địa
- 02/03/2015 13:37 - Các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc thường g…
- 02/03/2015 13:24 - Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách phòng…
- 26/08/2014 14:51 - THUỐC KHÁNG SINH - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- 26/05/2014 14:46 - Tỏi đen là gì?