• Phone: 02353.815.000
  • Hotline:02353.815.000
  • Giám đốc:

Thông tin y học

Các nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu thường gặp

  • PDF.

 

Không biết rõ về nguyên nhân gây bệnh vảy nến làm mọi người dừng như thụ động hơn với việc phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tái phát. Các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới gần đây đã chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố có khả năng kích hoạt bệnh vảy nến như sang chấn tâm lý, di truyền, nhiễm trùng, do thuốc .v.v… 

 

Để tìm hiểu thật kỹ những nguy cơ gây bệnh giúp ích cho việc điều trị bệnh vảy nến đúng cách và hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ đưa ra những nghiên cứu mới nhất về các nguyên nhân gây bệnh vảy nến giúp bạn đọc và bệnh nhân hiểu rõ hơn về vấn đề này

6 nguyên nhân gây bệnh vảy nến phổ biến

Gần đây các nhà khoa học đưa ra nhận định, có rất nhiều yếu tố có thể kích hoạt tới hệ miễn dịch gây rối loạn biệt hóa lành tính ở lớp thượng bì . Một số nguyên nhân gây bệnh vảy nến được cho rằng gặp nhiều nhất đó là:

1- Vảy nến do di truyền

Đã có nhiều bằng chứng thuyết phục được các nhà khoa học tìm thấy về việc nguyên nhân gây bệnh vảy nến có liên quan tới yếu tố di truyền. Cụ thể các kháng được cho là căn nguyên gây bệnh vảy nến do di truyền là HLAW6, B13, B17, DR7.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Vảy nến do di truyền

 

Theo đó, người ta ước tính rằng có tới 75% bệnh vảy nến do di truyền gen gây ra và yếu tố này mang tính chất quyết định. Tỷ lệ trẻ sinh đôi mắc bệnh vảy nến chiếm 72%, còn đối với sinh đôi khác trứng chỉ chiếm 35%. Phát hiện này càng khẳng định rõ hơn về yếu tố di truyền gây bệnh vảy nến.Những ai có người thân trong gia đình hoặc họ hàng trực hệ mắc phải bệnh vảy nến thì cần thực hiện phòng ngừa cảnh giác nguy cơ gặp phải bệnh này.

2- Vảy nến do dùng thuốc tây y 

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Thuốc tây y nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây nên những tác dụng phụ khó lường nhất là có khả năng gây bệnh vảy nến. Một số loại thuốc được cho là nguyên nhân gây bệnh vảy nến nếu dùng không đúng cách như corticoid, lithium, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, thuốc trị bệnh sốt rét.v.v…

3- Vảy nến do yếu tố căng thẳng ( stress) 

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Vảy nến do yếu tố căng thẳng ( stress)

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Thanh Tân, đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai cho biết: ” Yếu tố tâm lý ảnh hưởng không nhỏ tới việc gây bệnh vảy nến cũng như làm căn bệnh này trở nên nặng hơn. Những người thường có tâm lý căng thẳng, tự ti, áp lực nhiều, trầm cảm, sốc tình cảm…. sẽ dẫn tới bệnh vảy nến đột ngột tái phát là dễ gặp. Đối với nguyên nhân này thì người người trưởng thành chiếm tới 80%, trẻ nhỏ chỉ chiếm 20% nguy cơ mắc bệnh.”

Qua nhận định của chuyên gia, thì yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân gây bệnh vảy nến. cần đặc biệt chú ý phòng ngừa cũng như hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến.

4- Vảy nến do nhiễm khuẩn 

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Các tác nhân từ môi trường ngoài ( virus, vi khuẩn, nấm mốc…) tấn công vào hệ thống miễn dịch gây suy yếu dễ dẫn tới rối loạn gây bệnh vảy nến. Đặc biệt nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra một số liên cầu khuẩn có khả năng tấn công vào hệ thống miễn dịch. Đây được cho là nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến thể giọt, vảy nến dạng viêm thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ.

 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn như:

  • Vệ sinh thân thể hàng ngày không đúng cách khiến da bị nhiễm khuẩn.

  • Chà da quá mạnh khiến da bị xay xước gây tổn thương thượng bì, nếu không điều trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm.

5- Vảy nến do ánh nắng mặt trời 

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Vảy nến do ánh nắng mặt trời

Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia tử ngoại ( UVA). Chất này có thể gây tổn thương da, cháy da làm da lão hóa nhanh hơn, thay đổi cấu trúc dưới lớp biểu bì làm hình thành nên các rối loạn giảm phân tế bào gây nên bệnh vảy nến. Nhất là thời điểm chứ nhiều tia cực tím nhất nên tránh đó là từ 10-16h chiều, cao nhất là từ 11-13h.

6- Sử dụng chất kích thích 

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Vảy nến do chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe, nước ngọt có ga, thuốc gây nghiện…. do chất cồn, cafein, cocain và nhiều chất khác được cho là có khả năng làm gia tăng các bất thường trong cơ thể. Vậy nên đây cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến 

Bệnh vảy nến ả nh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như tâm lý người bị bệnh. Vậy nên việc phòng ngừa tránh các nguyên nhân gây bệnh vảy nến có cơ hội gây bệnh là việc rất cần thiết mà ai cũng nên thực hiện.

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày, chú ý ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin tốt cho da. Đặc biệt là cung cấp nguồn nước dồi dào giúp da luôn tươi trẻ tràn đây sức sống ngừa vảy nến.

  • Lối sống lành mạnh: không rượu bia, thuốc lá …

  • Dưỡng ẩm cho da vào mùa đông: Khi thời tiết khô hanh, da có dấu hiệu bị khô thì bạn cần bổ xung các loại kem dưỡng ẩm bù nước và chất khoáng giúp da khỏe mạnh hơn.

  • Tập thể dục đều đặn tăng cường sức đề kháng từ bên trong giúp phòng ngừa tốt bệnh vảy nến và nhiều căn bệnh khác.

  • Tránh căng thẳng quá mức, nên ngủ sớm đúng giờ giấc giúp cải thiện bệnh vảy nến.

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Nên bổ xung khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể để thanh lọc chất độc, giảm nguy cơ gặp phải rối loạn ảnh hưởng ngoài da.

Tuy bệnh vảy nến không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khó điều trị dứt điểm, ảnh hưởng mặt tâm lý. Do vậy nên những nguyên nhân gây bệnh vảy nến được chúng tôi tổng hợp ở trên hi vọng sẽ giúp ích cho mọi người trong việc phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:28

Đâu là nguyên nhân gây bệnh vảy nến?

  • PDF.

 

Không biết rõ về nguyên nhân gây bệnh vảy nến làm mọi người dừng như thụ động hơn với việc phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tái phát. Các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới gần đây đã chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố có khả năng kích hoạt bệnh vảy nến như sang chấn tâm lý, di truyền, nhiễm trùng, do thuốc .v.v… 

 

Để tìm hiểu thật kỹ những nguy cơ gây bệnh giúp ích cho việc điều trị bệnh vảy nến đúng cách và hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ đưa ra những nghiên cứu mới nhất về các nguyên nhân gây bệnh vảy nến giúp bạn đọc và bệnh nhân hiểu rõ hơn về vấn đề này

6 nguyên nhân gây bệnh vảy nến phổ biến

Gần đây các nhà khoa học đưa ra nhận định, có rất nhiều yếu tố có thể kích hoạt tới hệ miễn dịch gây rối loạn biệt hóa lành tính ở lớp thượng bì . Một số nguyên nhân gây bệnh vảy nến được cho rằng gặp nhiều nhất đó là:

1- Vảy nến do di truyền

Đã có nhiều bằng chứng thuyết phục được các nhà khoa học tìm thấy về việc nguyên nhân gây bệnh vảy nến có liên quan tới yếu tố di truyền. Cụ thể các kháng được cho là căn nguyên gây bệnh vảy nến do di truyền là HLAW6, B13, B17, DR7.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Vảy nến do di truyền

 

Theo đó, người ta ước tính rằng có tới 75% bệnh vảy nến do di truyền gen gây ra và yếu tố này mang tính chất quyết định. Tỷ lệ trẻ sinh đôi mắc bệnh vảy nến chiếm 72%, còn đối với sinh đôi khác trứng chỉ chiếm 35%. Phát hiện này càng khẳng định rõ hơn về yếu tố di truyền gây bệnh vảy nến.Những ai có người thân trong gia đình hoặc họ hàng trực hệ mắc phải bệnh vảy nến thì cần thực hiện phòng ngừa cảnh giác nguy cơ gặp phải bệnh này.

2- Vảy nến do dùng thuốc tây y 

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Thuốc tây y nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây nên những tác dụng phụ khó lường nhất là có khả năng gây bệnh vảy nến. Một số loại thuốc được cho là nguyên nhân gây bệnh vảy nến nếu dùng không đúng cách như corticoid, lithium, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, thuốc trị bệnh sốt rét.v.v…

3- Vảy nến do yếu tố căng thẳng ( stress) 

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Vảy nến do yếu tố căng thẳng ( stress)

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Thanh Tân, đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai cho biết: ” Yếu tố tâm lý ảnh hưởng không nhỏ tới việc gây bệnh vảy nến cũng như làm căn bệnh này trở nên nặng hơn. Những người thường có tâm lý căng thẳng, tự ti, áp lực nhiều, trầm cảm, sốc tình cảm…. sẽ dẫn tới bệnh vảy nến đột ngột tái phát là dễ gặp. Đối với nguyên nhân này thì người người trưởng thành chiếm tới 80%, trẻ nhỏ chỉ chiếm 20% nguy cơ mắc bệnh.”

Qua nhận định của chuyên gia, thì yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân gây bệnh vảy nến. cần đặc biệt chú ý phòng ngừa cũng như hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến.

4- Vảy nến do nhiễm khuẩn 

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Các tác nhân từ môi trường ngoài ( virus, vi khuẩn, nấm mốc…) tấn công vào hệ thống miễn dịch gây suy yếu dễ dẫn tới rối loạn gây bệnh vảy nến. Đặc biệt nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra một số liên cầu khuẩn có khả năng tấn công vào hệ thống miễn dịch. Đây được cho là nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến thể giọt, vảy nến dạng viêm thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ.

 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn như:

  • Vệ sinh thân thể hàng ngày không đúng cách khiến da bị nhiễm khuẩn.

  • Chà da quá mạnh khiến da bị xay xước gây tổn thương thượng bì, nếu không điều trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm.

5- Vảy nến do ánh nắng mặt trời 

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Vảy nến do ánh nắng mặt trời

Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia tử ngoại ( UVA). Chất này có thể gây tổn thương da, cháy da làm da lão hóa nhanh hơn, thay đổi cấu trúc dưới lớp biểu bì làm hình thành nên các rối loạn giảm phân tế bào gây nên bệnh vảy nến. Nhất là thời điểm chứ nhiều tia cực tím nhất nên tránh đó là từ 10-16h chiều, cao nhất là từ 11-13h.

6- Sử dụng chất kích thích 

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Vảy nến do chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe, nước ngọt có ga, thuốc gây nghiện…. do chất cồn, cafein, cocain và nhiều chất khác được cho là có khả năng làm gia tăng các bất thường trong cơ thể. Vậy nên đây cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến 

Bệnh vảy nến ả nh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như tâm lý người bị bệnh. Vậy nên việc phòng ngừa tránh các nguyên nhân gây bệnh vảy nến có cơ hội gây bệnh là việc rất cần thiết mà ai cũng nên thực hiện.

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày, chú ý ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin tốt cho da. Đặc biệt là cung cấp nguồn nước dồi dào giúp da luôn tươi trẻ tràn đây sức sống ngừa vảy nến.

  • Lối sống lành mạnh: không rượu bia, thuốc lá …

  • Dưỡng ẩm cho da vào mùa đông: Khi thời tiết khô hanh, da có dấu hiệu bị khô thì bạn cần bổ xung các loại kem dưỡng ẩm bù nước và chất khoáng giúp da khỏe mạnh hơn.

  • Tập thể dục đều đặn tăng cường sức đề kháng từ bên trong giúp phòng ngừa tốt bệnh vảy nến và nhiều căn bệnh khác.

  • Tránh căng thẳng quá mức, nên ngủ sớm đúng giờ giấc giúp cải thiện bệnh vảy nến.

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Nên bổ xung khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể để thanh lọc chất độc, giảm nguy cơ gặp phải rối loạn ảnh hưởng ngoài da.

Tuy bệnh vảy nến không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khó điều trị dứt điểm, ảnh hưởng mặt tâm lý. Do vậy nên những nguyên nhân gây bệnh vảy nến được chúng tôi tổng hợp ở trên hi vọng sẽ giúp ích cho mọi người trong việc phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:28

Chế độ ăn uống tốt cho người bị viêm da cơ địa

  • PDF.

Khi bị viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa hiệu quả và phòng bệnh tái phát. Bệnh nhân cần biết các bổ sung thực phẩm hợp lý và tránh xa các loại thực phẩm làm trầm trong hơn tình trạng bệnh. Dưới đây là lời khuyên hữu ích về chế độ ăn uống hợp lý dành cho người bị viêm da cơ địa nên tuân theo.

Các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm da cơ địa

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A không chỉ tốt cho mắt và sức khỏe nói chung mà còn rất cần thiết cho làn da. Bên cạnh việc cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể, vitamin A còn góp phần làm tăng kháng thể và các tế bào lympho có tác dụng làm giảm viêm và bảo vệ làn da rất tốt. Nhờ đó, bạn sẽ hạn chế được các tác động từ bên ngoài ảnh hưởng tới làn da và tránh cho bệnh viêm da cơ địa tái phát.

Theo lời khuyên, bệnh nhân nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cà rốt, rau bina, xoài, đu đủ,…

che-cho-nguoi-bi-viem-da-co-dia-theo-chuyen-gia-6

Thực phẩm giàu vitamin B

Vitamin B có nhiều trong các loại thực phẩm như rau súp lơ, các loại nấm, đậu, các loại hạt, chuối, bơ,… rất tốt cho người bệnh viêm da cơ địa nên ăn. Các loại thực phẩm này có tác dụng tái tạo tế bào da mới giúp nhanh chóng phục hồi làn da do tổn thương bệnh gây ra.

Thực phẩm giàu vitamin E

Như chúng ta đã biết, vitamin E đóng vai trò như một chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt và ngăn ngừa lão hóa da. Bên cạnh đó nó có tác dụng dưỡng ẩm tuyệt vời giúp làm giảm các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa như da khô bong tróc, chống viêm và dưỡng ẩm da mịn màng tự nhiên.

Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E nên ăn thường xuyên như giá đỗ, vừng đen, lạc, hạt hướng dương, đậu tương, lúa mạch,…

Nước

Các bạn nên uống đủ mỗi ngày 2 lít nước giúp tăng cường độ ẩm cho da và giảm da khô bong tróc. Đây chính là giải pháp tự nhiên vô cùng đơn giản mà có lợi cho bệnh viêm da cơ địa.

che-cho-nguoi-bi-viem-da-co-dia-theo-chuyen-gia-3

Các loại thực phẩm cần tránh ăn khi bị viêm da cơ địa

Dưa cải chua

Dưa cải chưa là một thực phẩm lên men có vị chua kích thích vị giác và tăng cảm giác ăn ngon miệng nên rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên nếu bạn đang mắc bệnh viêm da cơ địa thì nên tránh ăn thực phẩm này vì nó gây ảnh hưởng tới chức năng lọc thải chất độc của thận khiến cho độc tố không được đào thải hết mà tích tụ trong cơ thể khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu ăn phải dưa muối không hợp vệ sinh sẽ dễ bị nhiễn khuẩn và gây dị ứng cho da.

che-cho-nguoi-bi-viem-da-co-dia-theo-chuyen-gia-7

Hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, sò,… tuy rất bổ dưỡng nhưng lại dễ gây dị ứng, phát ban, ngứa. Do đó người bệnh viêm da cơ địa hoặc có đặc điểm cơ địa dị ứng được khuyên nên hạn chế ăn hải sản.

Thịt gà, trứng gà

Cũng như hải sản, trứng gà cũng được xếp vào nhóm các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nổi mẩn ngứa nên người bị viêm da cơ địa cũng cần cảnh giác khi ăn.

Thịt bò

Nếu không muốn cho tình trạng bệnh nặng thêm thì bạn cũng nên kiêng ăn thịt bò khi đang bị viêm da cơ địa. Theo các chuyên gia, thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể song đây lại cũng chính là nguyên nhân khiến cho bệnh viêm da cơ địa nặng thêm, nhất là đối với những người có cơ địa dị ứng. Do đó bạn nên cố gắng hạn chế ăn thịt bò nhé.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Vitamin C được biết đến với vai trò giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và rất tốt cho làn da. Lẽ ra với điều này người bệnh viêm da cơ địa nên thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C. Nhưng không, theo các chuyên gia, vitamin C có thể làm chậm quá trình làm lành vết thương trên da do viêm da cơ địa gây ra. Chính vì thế, bạn cần thận trọng và tốt nhất nên hạn chế ăn các loại quả có vị chua như cam, bưởi, quýt,…

 

Nguồn: https://ihs.org.vn/


Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:27

Các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc thường gặp

  • PDF.

Viêm da tiếp xúc là tình trạng bệnh ngoài da tương đối phổ biến trong cuộc sống. Tuy vậy các triệu chứng của viêm da tiếp xúc cũng như các bệnh ngoài da khác dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Những triệu chững của viêm da tiếp xúc như thế nào? Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, viêm da tiếp xúc biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Đ nhận biết đúng các triệu chứng của viêm da tiếp xúc mời bạn tham khảo chi tiết ngay sau đây.

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc thường gặp

Bệnh viêm da tiếp xúc thường dễ nhầm lẫn với những bệnh lí ngoài da khác nếu không nhận diện kỹ. Có triệu những triệu chứng điển hình của bệnh viêm da tiếp xúc mà bệnh nhân cần lưu ý để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh

 

  • Mẩn ngứa trên da

Tình trạng mẩn ngứa rất thường gặp phải ở các bệnh ngoài da. Do đó người bệnh dễ nhầm lẫn. Đối với bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc, khoảng vài giờ sau khi tiếp xúc với các tác nhân kích ứng sẽ có tình trạng mẩn ngứa, khó chịu.

Tùy theo cơ địa và thể trạng của bệnh nhân mà mẩn ngứa có thể xuất hiện sớm hoặc lâu. Những cơn ngứa ngáy khiến bệnh nhân thường có phản xạ gãi lên vùng bị kích ứng. Tuy nhiên đây là hành động không hề có lợi cho bạn. Gãi có thể khiến cho vùng da kích ứng bị tổn thương. Đôi khi còn gây phù nề, nhiễm trùng.

 

  • Nổi đỏ và xung huyết trên da

Người mắc phải bệnh viêm da tiếp xúc cũng có thể bắt gặp tình trạng nổi đỏ và xung huyết. Thông thường tình trạng nổi đỏ và xung huyết sẽ xuất hiện sau cơn ngứa không lâu. Vùng da tiếp xúc với tác nhân kích ứng sẽ có những ửng đỏ xuất hiện.

Những ửng đỏ thường có ranh giới rõ ràng, dễ nhận diện. Đôi khi chúng có cả hình dạng tương ứng với tác nhân kích ứng tiếp xúc với da như dấu quai dép cao su, dấu vòng tay,…

 

  • Nổi sẩn trên da

Những sẩn đỏ sẽ xuất hiện tại vùng da bị kích ứng bởi các tác nhân tiếp xúc. Thông thường những mẩn đỏ này có kích thước khá nhỏ khi mới xuất hiện. Sau đó chúng sẽ lớn dần, có biểu hiện nặng hơn và kèm theo mủ xung quanh.

Triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc theo nguyên nhân

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc do hóa chất

Tiếp xúc với hóa chất cũng có thể gây ra viêm da tiếp xúc. Tùy theo mức độ phản ứng của mỗi bệnh nhân mà sẽ có các mức độ khác nhau. Có 2 loại triệu chứng của viêm da tiếp xúc do hóa chất là triệu chứng tại chỗ và triệu chứng lan rộng toàn thân.

  • Triệu chứng tại chỗ: Người bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng tại vùng da có tiếp xúc hóa chất. Những vùng da khác không có hiện tượng này. Triệu chứng tại chỗ thường bao gồm: ngứa, viêm đỏ, phù nề, rỉ nước.

  • Triệu chứng lan rộng toàn thân: Một số hóa chất gia dụng, hóa chất sản xuất, hóa chất công nghiệp phản ứng mạnh có thể khiến viêm da tiếp xúc lan rộng toàn thân. Đôi khi những triệu chứng có thể xuất hiện rải rác, có thể lan thành một vùng rộng. Bệnh nhân có thể bị nổi mề đay đi kèm với cảm giác ngứa. Nếu có tiền sử dị ứng hoặc hen phế quản có thể xuất hiện những cơn hen đi kèm với viêm da tiếp xúc.

 

>>Tìm hiểu thêm: Viêm da tiếp xúc có lây không?

 

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc do côn trùng

Một số loại côn trùng như bướm, bù mắt, sâu ban miêu, con giời, rết, đặc biệt là kiến ba khoang có thể gây viêm da tiếp xúc do các chất độc trong cơ thể chúng.

triệu chứng viêm da tiếp xúc

Khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng bệnh nhân có cảm giác ngứa rát, nổi ửng đỏ tại vị trí tiếp xúc với côn trùng. Da sẽ có dấu hiệu sưng phù sau 6-12 giờ, vết thương có thể kéo thành vệt dài và phồng rộp các vết tổn thương da này có thể lan rộng ra xung quanh do gãi. Mụn nước nhỏ cũng có thể xuất hiện rải rác không đều. Sau 2-3 ngày các vết tổn thương da do tiếp xúc côn trùng sẽ bị ưng mủ. Đồng thời khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng người bệnh có thể bị sốt nhẹ và nổi hạch ở các vị trí gần với vị trí tổn thương do tiếp xúc

Nhìn chung các triệu chứng của viêm da tiếp xúc do côn trùng có những biểu hiện và triệu chứng tương tự bệnh zona thần kinh tuy nhiên 2 bệnh này hoàn toàn khác nhau nên mọi người cần chú ý và nhận biết đúng bệnh

 

Một số triệu chứng đi kèm khác

Bên cạnh 3 triệu chứng điển hình trên, bệnh nhân viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như:

  • Sốt nhẹ không rõ nguyên nhân.

  • Xuất hiện các hạch vùng cổ.

  • Cảm giác ngứa ngáy tăng lên khi nổi hạch.

Tùy vào cơ địa từng bệnh nhân mà các triệu chứng này có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện. Mức độ triệu chứng cũng khác nhau đối với từng người.

Làm gì khi bị viêm da tiếp xúc?

Viêm da tiếp xúc thường tự hết sau khi bệnh nhân không còn tiếp xúc với tác nhân kích ứng. Tùy cơ địa mỗi người mà tình trạng bệnh có thể kéo dài từ một đến vài ngày. Nếu từ 2-3 ngày mà tình trạng dị ứng có dấu hiệu lan rộng, bạn nên gặp bác sĩ để theo dõi.

Bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da vị viêm. Không nên gãi vì sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Phòng tránh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng có thể phòng tránh được bằng một số biện pháp:

  • Sử dụng trang phục bảo hộ lao động khi tiếp xúc với các hóa chất, tác nhân gây kích ứng da. Có thể dùng: quần áo bảo hộ, găng tay, ủng, khẩu trang,…

  • Bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: rau xanh, các loại trái cây, thịt, cá, trứng, sữa,… Đối với những bệnh nhân bị dị ứng với các thức ăn nào thì nên tránh sử dụng loại thức ăn đó. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có một khẩu phần phù hợp và đủ chất.

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng tùy theo cơ địa mỗi người. Một số tác nhân dễ gây kích ứng bạn nên lưu ý như: côn trùng, bụi bẩn, hóa chất công nghiệp, dung môi, chất tẩy rửa, sơn, kim loại (thường là niken, vàng, crom,…), chất liệu quần áo, cao su, xi măng…

  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, rửa tay, chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với hóa chất cũng như các chất bẩn.

Ghi nhớ và phòng tránh các tác nhân gây viêm da tiếp xúc cho cơ thể là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh gặp phải căn bệnh phiền toái này. Hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân để xử trí khi cần thiết cũng như nhận biết được những triệu chứng của viêm da tiếp xúc. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Tìm hiểu thên về bệnh viêm da tiếp xúc tại: https://ihs.org.vn/viem-da-tiep-xuc-6795.html


Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:27

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách phòng ngừa

  • PDF.

Khớp gối kêu lục cục và đau thường xảy ra do chấn thương, ngồi quá lâu, mang thai, vận động nặng,… Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh xương khớp tiềm ẩn như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout, viêm khớp phản ứng,…

Khớp gối kêu lục cục và đau do đâu?

Khớp gối là một trong những vị trí khớp có tần suất vận động thường xuyên. Do đó khớp dễ bị hư hại, tổn thương và đau nhức khi có tác động.

 

Tình trạng khớp gố kêu lục cục và đau thường gặp ở người cao tuổi do ổ khớp giảm tiết dịch, dẫn đến tình trạng khô và phát ra âm thanh khi vận động. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng này có xu hướng gặp ở người trẻ và người trung niên do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng khớp gối đau và kêu lục cục, bao gồm:

1. Nguyên nhân bệnh lý

Khớp gối được cấu tạo từ xương bánh chè, mâm chày, xương lồi cầu đùi, sụn bọc và một số cấu trúc mô mềm xung quanh như dây chằng, gân cơ,.. Hệ thống gân, dây chằng và cơ có tác dụng cố định ổ khớp và giúp khớp linh hoạt trong các hoạt động co duỗi.

 

Tình trạng khớp gối bị đau nhức và phát ra âm thanh lục cục có thể xảy ra do một trong những bộ phận cấu thành bị hư hại, dẫn đến tình trạng ổ khớp lỏng lẻo và phát sinh triệu chứng nói trên.

Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân khiến khớp gối kêu lục cục

 

Một số nguyên nhân bệnh lý có thể gây mất ổn định ổ khớp và làm phát triệu chứng triệu chứng khớp gối đau, kêu lục cục:

  • Thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Bệnh lý phát sinh khi sụn khớp bị hư hại và bào mòn do quá trình lão hóa. Tình trạng hư hại và xơ hóa mô sụn có thể khiến khớp đau khi vận động, cứng khớp và phát ra các âm thanh bất thường.

  • Gai khớp gối: Gai khớp gối là biến chứng thường gặp của thoái hóa khớp gối. Ở những vị trí sụn bị bào mòn, cơ thể có xu hướng tích tụ canxi nhằm bù lấp chỗ trống của các mô sụn hư hại. Tuy nhiên tình trạng này vô tình tạo ra gai xương. Gai xương nhô lên gây cản trở quá trình vận động, làm phát sinh triệu chứng viêm, đau nhức và khiến khớp kêu lục cục khi vận động.

  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp (phong thấp) là bệnh xương khớp tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tự tạo kháng thể tấn công mô sụn. Ở giai đoạn bùng phát mạnh, bệnh có thể gây cứng khớp, sưng viêm, đau nhức, ổ khớp lỏng lẻo và phát ra âm thanh khi co duỗi. Bệnh lý này phát sinh triệu chứng có tính chất đối xứng và thường xảy ra cùng lúc ở 2 bên khớp gối.

  • Loãng xương: Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương khiến xương xốp, giòn, suy yếu và dễ gãy. Bệnh lý này không gây đau nhức dữ dội như các bệnh xương khớp khác nhưng thường gây đau âm ỉ kèm theo tình trạng khớp phát ra âm thanh lục cục khi đi lại và co duỗi.

  • Các bệnh lý khác: Ngoài những bệnh lý kể trên, khớp gối bị đau nhức và kêu lục cục cũng có thể là biểu hiện của bệnh gout, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm bao hoạt dịch khớp gối,…

2. Nguyên nhân sinh lý

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau có thể xảy ra do một số nguyên nhân sinh lý như:

  • Do quá trình lão hóa: Quá trình lão hóa khiến chức năng khớp suy giảm, dẫn đến tình trạng khớp hoạt động kém, bài tiết ít dịch nhầy, dễ đau nhức và phát ra tiếng lục cục khi vận động. Nếu không có các biện pháp ngăn chặn, quá trình lão hóa có thể diễn ra nhanh chóng và gây ra các bệnh xương khớp mãn tính.

  • Mang thai: Khi mang thai, cân nặng thường có xu hướng tăng lên đột ngột. Áp lực từ cân nặng cùng với sự giãn nở của tử cung chính là nguyên nhân khiến khớp háng và khớp gối thường xuyên đau nhức, sưng viêm và dễ phát ra âm thanh khi xoay người đột ngột.

  • Thay đổi hormone đột ngột: Hormone không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý mà còn tác động đến thể trạng và sức khỏe xương khớp. Do đó nồng độ hormone thay đổi đột ngột có thể làm giảm quá trình tổng hợp canxi, khiến xương giảm mật độ và suy yếu dần. Vì vậy, triệu chứng khớp gối kêu lục cục và đau thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh và phụ nữ tiền mãn kinh.

  • Ít vận động: Thói quen ít vận động là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mãn tính. Thói quen này khiến ổ khớp giảm hoạt động tiết chất nhầy, dẫn đến hiện tượng khô khớp, đau nhức và phát ra âm thanh khi vận động.

  • Vận động nặng: Vận động nặng trong thời gian dài có thể làm tăng áp lực lên khớp gối khiến mô sụn bị bào mòn và hư tổn. Nếu không cải thiện, khớp có thể bị thoái hóa và phát sinh các vấn đề mãn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp,…

  • Các nguyên nhân khác: Ngoài ra tình trạng khớp gối đau nhức và kêu lục cục còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như chấn thương, thừa cân – béo phì, ngồi quá lâu, chèn ép dây thần kinh,…

 

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng khớp gối đau nhức và phát ra âm thanh khi co duỗi, vận động cũng có thể khởi phát do những nguyên nhân không được đề cập trong bài viết.

Chẩn đoán khớp gối kêu lục cục và đau bằng cách nào?

Nếu tình trạng trên kéo dài hơn 7 ngày và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sinh hoạt, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Ban đầu bác sĩ sẽ quan sát tình trạng bên ngoài khớp, xem xét tiền sử bệnh lý và yêu cầu bạn thực hiện một số động tác nhằm quan sát khả năng vận động và phản ứng khớp.

 

Sau đó bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng như:

  • Chụp X-Quang: Xét nghiệm hình ảnh này sử dụng tia X nhằm biểu thị hình ảnh chi tiết của mô xương. Đây là xét nghiệm phổ biến và có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh xương khớp. Qua hình ảnh X-Quang, bác sĩ có thể nhận thấy tình trạng tiêu xương (giảm mật độ xương), mất sụn khớp và sự hình thành gai xương.

  • MRI: MRI (chụp cộng hưởng từ) ít khi được chỉ định trong chẩn đoán các bệnh lý xương khớp. Tuy nhiên nếu nghi ngờ khớp bị đau do vấn đề từ mô mềm (dây chằng, bao hoạt dịch,…), bác sĩ có thể đề nghị chụp MRI để thu thập thêm dữ liệu phục vụ cho việc chẩn đoán.

  • CT: CT (chụp cắt lớp vi tính) cho hình ảnh cắt lớp xương khớp gối nhằm giúp bác sĩ xác định vị trí, cơ quan tổn thương,…

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể xác định được bệnh viêm khớp dạng thấp (có nồng độ IgE tăng cao), viêm khớp nhiễm khuẩn (có sự hiện diện của vi khuẩn), bệnh gout (tăng acid uric máu),…

  • Xét nghiệm dịch khớp: Xét nghiệm dịch khớp giúp xác định bệnh gout (có sự hiện diện của muối urat), gãy xương kín (dịch khớp có màu hồng/ đỏ),…

Cách phòng ngừa khớp gối kêu lục cục và đau

Tình trạng khớp gối đau nhức và phát ra âm thanh khi vận động cho thấy các cơ quan cấu thành khớp bị tổn thương và hư hại. Nếu tiếp tục để kéo dài, cơ quan này có thể bị hư hại nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng giảm khả năng vận động, gây đau nhức kéo dài, cứng khớp, teo cơ và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh học.

 

Vì vậy bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng với những biện pháp đơn giản như:

  • Tập thể dục từ 15 – 30 phút/ ngày. Nên lựa chọn các bộ môn có cường độ phù hợp với độ tuổi và tránh các bộ môn luyện tập dễ gây chấn thương như nâng tạ.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước và bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như hải sản, trứng, sữa, thịt, rau xanh và các loại đậu.

  • Hạn chế các thực phẩm và đồ uống ảnh hưởng đến sức khỏe và xương khớp như rượu bia, cà phê, thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều gia vị,…

  • Tuyệt đối không hút thuốc lá. Thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà còn thúc đẩy quá trình lão hóa và tăng nguy cơ hoại tử xương vô mạch.

  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc corticoid – ngay cả ở dạng bôi. Lạm dụng nhóm thuốc này có thể gây suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, tăng đường huyết và gây loãng xương.

  • Điều chỉnh cân nặng khi cần thiết và tránh tình trạng thừa cân – béo phì.

  • Những người làm công việc văn phòng nên đi lại sau 2 giờ làm việc và cần thay đổi các tư thế xấu.

  • Tránh vận động nặng trong thời gian dài. Nếu phải mang vác vật nặng, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của máy móc để giảm áp lực lên hệ thống xương khớp.

  • Có thể tắm nắng từ 5 – 10 phút trong khung giờ 6 – 10 giờ sáng. Vitamin D trong ánh nắng giúp cải thiện sức khỏe xương, giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mãn tính và hỗ trợ nâng cao sức đề kháng.

 

Bài viết đã tổng hợp một số nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau. Trong trường hợp triệu chứng kéo dài và ảnh hưởng đến hoạt động đi lại, bạn nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:10

You are here Tin tức Thông tin y học