Với mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật thông qua các chương trình PHCN toàn diện, liên tục và bền vững, cơ quan hợp tác quốc tế KOICA, tổ chức Medipeace, Bệnh viện Trường Đại học Chonbuk, Quỹ phát triển châu Á ADF tài trợ Quảng Nam thành lập phòng phục hồi chức năng thuộc dự án tại thành phố Tam Kỳ, dự án chia làm 3 giai đoạn từ năm 2021 đến 2029. Sáng 16/12/2024 tại Hội trường Trung tâm y tế thành phố Tam Kỳ đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình hoạt động năm 2024, thảo luận kế hoạch năm 2025 của phòng Phục hồi chức năng thuộc dự án tại thành phố Tam Kỳ.
Phòng phục hồi chức năng phường An Phú hoàn thành cơ sở vật chất, trang thiết bị, được đưa vào hoạt động sử dụng từ tháng 7/2022 với 12 trẻ tham gia PHCN ở phường An Phú và các xã, phường lân cận( An Sơn, Tân Thạnh, An xuân, Phước Hòa, Hòa Thuận, Trường Xuân). Năm 2024 phòng PHCN tại phường An Phú đã đạt được những kết quả khả quan: huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày cho trẻ; đào tạo liên tục hàng tháng về “ Ngôn ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ” cho nhân viên Y tế tại Trung tâm Y tế Tam Kỳ và trạm Y tế; tổ chức các lớp tập huấn cho Y tế khối phố về kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, hỗ trợ cung cấp dụng cụ trợ giúp cho trẻ khuyết tật 13 xã, phường trên địa bàn thành phố.
Phòng tập PHCN tại Phường An Phú từ khi ra đời đến nay có rất nhiều thuận lợi như: phòng tập nhận được sự hỗ trợ từ các cấp( Sở Y tế, Trung tâm Y tế, UBND và trạm Y tế phường An Phú); kỹ thuật viên, giáo viên và Y tế khối phố tham gia làm việc nhiệt tình, yêu trẻ, năng động tích cực; phụ huynh trẻ khuyết tật đánh giá tốt về hiệu quả làm việc của phòng tập PHCN mang lại và từ đó phụ huynh phối hợp, đưa trẻ đi tập đều đặn, đúng giờ. Bên cạnh những thuận lợi đã nêu thì phòng tập cũng có nhiều khó khăn, trở ngại nhất định: cơ sở vật chất tại TTYT không đủ để triển khai được phòng tập và thiếu bác sĩ PHCN chuyên sâu nên chưa triển khai được phòng tập để tạo điều kiện cho các trẻ các phường lân cận tham gia; số lượng trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ đa số nên cần có kỹ thuật viên, ANTL chuyên sâu; phụ huynh chưa nhận thấy vai trò của mình trong việc phối hợp cùng KTV và Y tế thôn trong việc PHCN cho trẻ tại nhà, dẫn đến hiệu quả can thiệp tiến triển chậm.
Nhìn nhận được những thuận lợi và khó khăn của phòng tập PHCN tại phường An Phú, cần có những đề xuất để những năm tiếp theo để phòng tập đạt hiệu quả cao hơn như: tăng cường năng lực trạm Y tế; hỗ trợ cải thiện cơ sở vật chất cho phòng tập( sửa chữa nhà vệ sinh, trang bị mái che..); hỗ trợ trang thiết bị và dụng cụ trợ giúp cho trẻ khuyết tật; hỗ trợ đào tạo nhân lực về Phục hồi chức năng, nâng cao năng lực cho phụ huynh trẻ khuyết tật.