• Phone: 02353.815.000
  • Hotline:02353.815.000
  • Giám đốc:

Nỗi lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm

  • PDF.
Những vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), nhất là dịp Tết Nguyên đán đang cận kề đặt ra hàng loạt yêu cầu về siết chặt quản lý...
images909422_AN_TOAN_THUC_PHAM_7

Nhiều vi phạm

Nhu cầu tích trữ hàng hóa tăng mạnh dịp cuối năm cùng với việc xả hàng, thanh lý hàng thực phẩm tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm kéo theo nguy cơ mất ATVSTP. Tính riêng đợt kiểm tra tổng số 457 cơ sở tại 18 huyện, thành phố do đội quản lý thị trường thuộc Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện vào cuối năm 2013, đã có 91 cơ sở vi phạm với số tiền xử lý vi phạm hành chính lên tới hơn 51 triệu đồng. Trong Tháng ATVSTP năm 2013, cũng đã có 27/116 cơ sở vi phạm, đa số là do môi trường sản xuất, kinh doanh không đảm bảo vệ sinh. Theo ông Nguyễn Quang Thử, Giám đốc Sở Công Thương, các đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường kiểm tra một số mặt hàng lương thực, thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tập trung vào 8 mặt hàng thuộc quản lý của Bộ Công Thương như rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bánh mứt kẹo... Sở cũng đã phối hợp với phòng kinh tế hạ tầng các huyện tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất bún, mỳ tươi trên địa bàn.

Tình hình vi phạm về ATVSTP qua thanh tra, kiểm tra tại địa phương cho thấy một thực tế đáng báo động. Các đợt thanh kiểm tra của ngành y tế, ngành nông nghiệp và công thương đều phát hiện vi phạm với con số không nhỏ. Năm 2013, Chi cục ATVSTP tỉnh đã phát hiện hơn 2.500 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 210 triệu đồng. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh cũng đã xảy ra một vụ ngộ độc tập thể với số người mắc lên đến 164 người tại xã Duy Châu (Duy Xuyên), giảm về số vụ so với năm 2012 nhưng lại tăng mạnh về số người mắc.

Sự chồng chéo trong việc phân cấp quản lý, giám sát và xử phạt đối với các vi phạm đang là nguyên nhân của những bất cập trong công tác đảm bảo ATVSTP. Ông Nguyễn Cam, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh cho biết: "Công tác thanh tra, kiểm tra giữa các ngành có liên quan chưa đồng bộ, quy định cụ thể để giải quyết cho các cơ sở đa dạng về dịch vụ kinh doanh, sản xuất thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra".

 Siết chặt quản lý

Công tác phối hợp giữa các ngành sẽ giúp cho việc quản lý an toàn thực phẩm được liên tục, có hiệu lực, hiệu quả và thuận tiện cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, khắc phục được những chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra. "Công tác rà soát các đối tượng quản lý, nắm chắc số lượng và loại hình cơ sở thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý cũng cần được tiến hành song song để đảm bảo thanh tra, kiểm tra đúng trọng tâm, trọng điểm và trình tự thủ tục, thẩm quyền theo quy định" - ông Nguyễn Cam khẳng định. Theo ông Cam, Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm và các cơ quan liên quan cần sớm ban hành thông tư về công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm; các thông tư liên bộ về thống nhất phân công quản lý các cơ sở thực phẩm đa dạng về dịch vụ, sản phẩm thực phẩm để có cơ sở quản lý, xử lý vi phạm về ATVSTP.

Theo baoquangnam

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 04 Tháng 11 2015 15:44

You are here Tin tức Truyền thông GDSK Nỗi lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm