• Phone: 02353.815.000
  • Hotline:02353.815.000
  • Giám đốc:

Người bệnh Viêm khớp dạng thấp không nên ăn gì để kiểm soát bệnh

  • PDF.

Hiện tại không có chế độ ăn kiêng cho người viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế các loại thực phẩm gây viêm có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Tham khảo một số loại thực phẩm người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng và cần bổ sung trong bài viết bên dưới.

 

Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể thay đổi chế độ ăn uống để hỗ trợ điều trị bệnh

Bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống với một số loại thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng viêm khớp nói chung và viêm khớp dạng thấp nói riêng. Do đó, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm bao gồm:

1. Thịt đỏ

Một số nghiên cứu cho biết thịt đỏ hoặc các loại thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ làm làm tăng các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, thịt đỏ cũng được cho là có thể gây viêm, làm nặng thêm triệu chứng tiểu đường, bệnh Alzheimer và một số loại ung thư.

Thịt đỏ làm tăng khả năng gây viêm và khiến tình trạng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng

Trong thịt đỏ được cho là có chứa nhiều chất béo bão hòa có thể gây ra phản ứng viêm. Điều này gây sưng và đau ở các khớp. Trên thực tế, nhiều người bệnh viêm khớp dạng thấp cho biết, các triệu chứng được cải thiện rõ rệt khi từ bỏ các loại thịt đỏ và chuyển sang dùng protein thực vật từ các loại đậu.

Các loại thịt đỏ cần tránh bao gồm:

  • Thịt bò

  • Thịt cừu

  • Thịt dê

  • Thịt ngựa

  • Thịt trâu

 

2. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm đóng gói và thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều chất phụ gia, đường và chất bảo quản để hỗ trợ tăng thời gian sử dụng. Do đó, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn thường tăng khả năng gây viêm, thiếu dinh dưỡng và không lành mạnh cho sức khỏe.

Do đó, người bị bệnh viêm khớp dạng thấp cần chú ý tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn đóng hộp. Thay vào đó, hãy chọn sử dụng các loại thực phẩm nguyên chất, dinh dưỡng và có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Các loại thực phẩm chế biến sẵn thiếu dinh dưỡng và có thể làm tăng phản ứng viêm

3. Thực phẩm chiên

Thực phẩm chiên là một trong những loại thức ăn mà người viêm khớp dạng thấp cần tránh. Các loại thực phẩm này thường dễ hình thành các sản phẩm Advanced Glycation End (AGEs) – các hợp chất có hại gây oxy hóa và viêm.

Theo một số nghiên cứu, chế độ ăn uống nhiều thực phẩm chiên, rán làm tăng nguy cơ béo phì, gây viêm và một số bệnh lý mãn tính khác.

4. Carbohydrates và đường tinh chế

Các loại thực phẩm chứa Carbohydrates và đường tinh chế không phù hợp cho người viêm khớp dạng thấp. Các loại thực phẩm này cũng làm tăng nhanh lượng đường trong cơ thể và tạo ra các chất gây viêm được gọi là Cytokine. Điều này gây viêm và làm các triệu chứng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, các loại thực phẩm này chứa nhiều protein và khiến người bệnh dễ tăng cân hơn. Điều này gây áp lực lên các khớp dẫn đến thoái hóa khớp và một số bệnh xương khớp liên quan.

Do đó, hạn chế tiêu thụ Carbohydrate tinh chế tinh chế như mỳ trắng, gạo trắng, mì ống và ngũ cốc được làm từ bột mì trắng để giảm viêm và cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp.

Đường tinh chế có thể làm tăng khả năng gây viêm và khiến các bệnh viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn

5. Hạn chế lượng muối sử dụng

Nhiều muối làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tăng khả năng nhiễm trùng và gây viêm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, lượng Natri cao trong muối có thể hỗ trợ gây viêm và làm tăng mức độ nghiêm trọng cho các bệnh viêm qua trung gian như viêm khớp dạng thấp.

6. Hạn chế các loại thực phẩm phụ gia

Các chất phụ gia như bột ngọt có thể gây ra các phản ứng viêm. Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường có hệ thống miễn dịch hoạt động không đúng cách. Lúc này hệ thống miễn dịch có thể xác định bột ngọt và các chất phụ gia khác là tác nhân gây hại và tấn công các chất này. Điều này có thể gây viêm nghiêm trọng dẫn đến viêm đau khớp và một số bệnh lý liên quan khác.

Vì vậy, để tăng cường sức khỏe và hạn chế các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên loại bỏ bột ngọt khỏi chế độ ăn uống. Thay bột ngọt bằng đường mía hoặc các chất tạo ngọt tự nhiên khác.

7. Gluten

Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện cùng với nhiều bệnh tự miễn khác. Cụ thể, viêm khớp dạng thấp có thể liên quan đến bệnh Celiac (không dung nạp Gluten).

Bánh mỳ là thực phẩm chứa nhiều Gluten

Gluten là một loại protein phức tạp, khó tiêu hóa và có thể góp phần gây viêm. Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên cắt bỏ Gluten ra khỏi chế độ ăn uống để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Gluten được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.

8. Sản phẩm bơ và sữa

Đối với một số người, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể trở nên nghiêm trọng hơn hoặc bùng phát khi đáp ứng với Casein – một loại protein có trong sữa.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, Vitamin D (một thành phần dinh dưỡng quan trọng có trong các sản phẩm sữa) có thể gây bất lợi cho các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng có thể gặp tình trạng không dung nạp đường sữa.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên cân nhắc loại bỏ sữa, bơ hoặc các sản phẩm sữa để cải thiện các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, sữa chua, váng sữa hoặc phô mai cũng cần hạn chế tiêu thụ.

9. Thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, Hamburger thường chứa các chất béo chuyển hóa , tạo ra hydro và thêm dầu thực vật hoặc các chất phụ gia để tăng thời gian sử dụng. Điều này có thể kích hoạt viêm khắp cơ thể và khiến tình trạng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh cũng làm tăng Cholesterol xấu và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Do đó để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người mắc bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp nên loại bỏ các loại thức ăn nhanh ra khỏi chế độ ăn uống.

10. Chất béo không lành mạnh

Người bệnh viêm khớp dạng thấp cần kiêng tất cả các loại chất béo không lành mạnh, chất béo bão hòa và dầu Hydro hóa. Thay vào đó, hãy thêm nhiều chất béo Omega – 3 vào chế độ ăn uống để chống viêm và tăng cường sức đề kháng.

11. Rượu và các chất kích thích

Mặc dù phản ứng của rượu đối với các triệu chứng viêm khớp dạng thấp không rõ ràng. Tuy nhiên tiêu thụ nhiều rượu được cho là có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khớp.

Do đó, sử dụng rượu với liều lượng thích hợp, cân bằng để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

>> Bài viết liên quan: Cách điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả toàn diện

Một số loại thực phẩm tốt cho người viêm khớp dạng thấp

Bên cạnh các loại thức ăn cần kiêng, người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bổ sung một số loại thực phẩm như:

  • Các loại đậu: Đậu cung cấp nhiều chất xơ, Axit Folic, Magie  sắt, kẽm và Kali. Tất cả các khoáng chất này có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm viêm và cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp.

  • Rau lá xanh: Các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bẹ xanh chứa nhiều vitamin A, C và K có thể hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Ngoài da, các loại rau này cũng chứa nhiều Canxi, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.

Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất để hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp

  • Các loại trái cây có múi: Như cam, bưởi, quýt có thể cung cấp nguồn Vitamin C dồi dào. Điều này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp.

  • Trà xanh: Có chứa nhiều Polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm và làm chậm quá trình thoái hóa sụn. Trà xanh cũng chứa Epigallocatechin – 3 (EGCG) có tác dụng làm ngừng sản xuất các phân tử dẫn đến tổn thương khớp ở người viêm khớp dạng thấp.

  • Dầu ô liu: Một số hóa chất tự nhiên có trong dầu ô liu có thể chống viêm và hạn chế tình trạng sưng đau khớp. Chọn các loại dầu ô liu nguyên chất để đảm bảo các chất dinh dưỡng tốt nhất.

  • Các nước lạnh: Như cá hồi, các trích, cá mòi, cá cơm là nguồn cung cấp Omega – 3 tuyệt vời. Do đó, cố gắng sử dụng các loại cá này 2 lần mỗi tuần để tăng cường Omega và phòng ngừa viêm khớp.

  • Nghệ: Curcumin có trong nghệ có thể hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa viêm, đau và sưng khớp.

  • Gừng: Chứa hợp chất Gingerol có tác dụng chống viêm và cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ lành mạnh, giúp kiểm soát cơn thèm ăn và hạn chế tình trạng béo phì. Điều này có thể duy trì một cân nặng khỏe mạnh và tránh gây áp lực lên các khớp.

Lưu ý khi thay đổi chế độ ăn uống ở người viêm khớp dạng thấp

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh có thể giảm viêm và hạn chế tình trạng viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên chú ý một số vấn đề như:

  • Luôn chú ý đến thành phần thực phẩm như chất béo, chất béo bão hòa.

  • So sánh các nhãn hiệu thực phẩm để kiểm tra hàm lượng chất béo và đường không lành mạnh.

  • Sử dụng dầu ăn tự nhiên như dầu ô liu hoặc dầu dừa.

  • Tránh các món chiên rán hoặc các loại thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao.

  • Bổ sung Omega 3 và hạn chế Omega 6.

  • Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên và hạn chế sản phẩm đóng gói, tinh chế.

Mặc dù không có chế độ ăn uống điều trị tình trạng viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:23

You are here Tin tức Thông tin y học Người bệnh Viêm khớp dạng thấp không nên ăn gì để kiểm soát bệnh