• Phone: 02353.815.000
  • Hotline:02353.815.000
  • Giám đốc:

Trĩ nội khác trĩ ngoại như thế nào? Loại nào nặng hơn?

  • PDF.

Bệnh trĩ được chia làm thành nhiều cấp độ và các loại khác nhau như trĩ nội và trĩ ngoại. Vậy, giữa bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, trường nào nặng hơn và cần làm gì để ngăn chặn chúng phát triển? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chính xác về hai loại bệnh trĩ này. 

Bệnh trĩ được chia ra thành nhiều loại khác nhau như trĩ hỗn hợp, trĩ nội và trĩ ngoại

Phân biệt bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ còn được dân gian gọi là bệnh lòi dom, cọc, càng dễ gặp phải khi về già, nhưng không thể phụ định được giới trẻ hiện nay khá nhiều người mắc phải cho những thói quen không tốt trong sinh hoạt hằng ngày. Đây được xem là một trong những căn bệnh phổ biến, đôi khi người bệnh không bị làm phiền bởi các cơn đau, ngứa, khó chịu của căn bệnh này gây ra. Bệnh trĩ được hình do các mô ở trực tràng hoặc hậu môn bị áp lực quá mức tạo nên các búi trĩ.

Các triệu chứng thường gặp khi người bệnh mắc phải bệnh trĩ như:

  • Chảy máu khi đi tiêu, hoặc xuất hiện vài giọt máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh, đôi khi không có cảm giác đau

  • Sưng quanh vùng hậu môn, gây ra các cơn đau rát

  • Ngứa và kích thích vùng hậu môn

Vậy nguyên nhân của bệnh trĩ bắt nguồn từ đâu? Do các tĩnh mạch vùng hậu môn bị áp lực quá mức tạo nên các khối u sưng lên là các tụ máu động lại, hoặc do một số nguyên nhân khác như: Ngồi qua lâu hoặc quá nhiều khiến cho tĩnh mạch máu không được giải thoát, táo bón và tiêu chảy là nguyên nhân không thể vắng mặt, ngoài ra béo phì, mang thai, thiếu chất xơ hay giao hợp qua đường hậu môn cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.

Bệnh trĩ được chia thành hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Làm thế nào để phân biệt được thế nào là bệnh trĩ nội và thế nào là bệnh trĩ ngoại. Hãy tiếp tục tham khảo bài viết để biết rõ hơn về bệnh trĩ, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trên, cần nhanh chóng thăm khám và điều trị bệnh trĩ kịp thời.

Hình ảnh bệnh trĩ nội (ảnh bên trái) và bệnh trĩ ngoại (ảnh bên phải)

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội phát triển bên trong trực tràng hoặc hậu môn, trên bề mặt lớp niêm mạc và hầu như ở trĩ nội không có thần kinh cảm giác, ít gây cảm giác đau và rát, đôi khi người bệnh không hề gặp bất cứ triệu chứng nào.

Bệnh trĩ nội thường gặp phải các dấu hiệu phổ biến như:

  • Ngứa ngáy vùng hậu môn luôn khiến đa số bệnh nhân cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, nhưng ít gặp các cơn đau hơn so với bệnh trĩ ngoại.

  • Tiểu tiện và đại tiện ra máu do phân quá cứng khi đi qua ống hậu môn, xà xát vào lớp thành tĩnh mạch, gây ra chảy máu, thời gian đầu máu chỉ vài giọt đỏ nhưng dần về sau lại nhiều hơn.

  • Nhiễm trùng, người bệnh cần đặc biệt lưu ý khi bị trĩ nội độ 3trĩ nội độ 4, sự nhiễm trùng càng trở nên mạnh mẽ hơn.

  • Sa búi trĩ được thấy rõ ràng nhất ở giai đoạn 2.

Các giai đoạn hình thành và phát triển các búi trĩ bên trong hậu môn và trực tràng:

  • Giai đoạn 1: Các búi trĩ nhỏ và không lòi ra bên ngoài hậu môn. Vùng hậu môn có hiện tượng đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu (chưa nhiều chỉ vài giọt).

  • Giai đoạn 2: Các búi trĩ dần to hơn và chuyển dần sang màu đỏ kèm dịch tiết, khi đi đại tiện, búi trĩ lòi ra nhưng sau đó có thể tự thu vào. Lớp niêm mạch trở nên dày hơn. Hiện tượng chảy máu diễn ra nhiều hơn gây ra các cơn đau vùng hậu môn, viêm nhiễm, sưng là không thể tránh khỏi.

  • Giai đoạn 3: Lớp niêm mạc dày lên, búi trĩ càng to dần, thô ráp và có màu hồng đậm. Giai đoạn này, người bệnh đi đại tiện, các búi trĩ không còn tự động thu vào được như ở giai đoạn 2. Cảm giác đau, khó chịu tăng gấp hai, ho hay cuối thấp người có thể khiến cho búi trĩ lòi ra ngoài.

  • Giai đoạn 4: Sự lưu thông máu ở vùng hậu môn bị cản trở do cơ vòng bị thắt lại, búi trĩ sưng gây tắc nghẽn có thể dẫn đên hoại tử. Búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài, không thể dùng tay nhét vào bên trong.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại phát triển bên ngoài ống hậu môn, xuất hiện các búi trĩ bên ngoài dường lược, và trĩ ngoại có thần kinh cảm giác, người bệnh có thể sờ và có cảm giác để nhận biết. Chính vì điều đó mà bệnh trĩ ngoại có mức độ nghiêm trọng hơn bệnh trĩ nội.

Người bệnh mắc phải bệnh trĩ ngoại thường gặp phải các triệu chứng như:

  • Các dịch bẩn động lại trên hậu môn gây nên hiện tượng các nếp gấp ở hậu môn gây nứt khẽ, ngứa ngáy. Đây được xem là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất khi bị trĩ ngoại.

  • Xuất hiện búi trĩ nằm dưới đường lược màu đỏ thẫm, bề mặt khô, không dễ để nhét búi trĩ vào ống hậu môn.

  • Xuất hiện mẫu da thừa hậu môn sau khi búi trĩ bị xơ hóa.

  • Nhiễm trùng.

  • Tắc nghẽn hậu môn ở giai đoạn 3 trở về sau, gây đau và chảy máu.

Các giai đoạn hình thành và phát triển búi trĩ nằm bên ngoài ống hậu môn hoặc trực tràng:

  • Giai đoạn 1: Búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn nhưng ít, người bệnh có thể sờ và cảm nhận được sự xuất hiện của chúng.

  • Giai đoạn 2: Búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn nhiều hơn so với giai đoạn 1 kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.

  • Giai đoạn 3: Búi trĩ phát triển ngày một càng to, gây tắc nghẽn hậu môn, đau ê ẩm, có thể chạy máu khi đi đại tiện.

  • Giai đoạn 4: Biểu hiện ngứa ngáy dần được trở nên gắt hơn, đau kéo dài, các búi trĩ to ra, việc đi đại tiện bị ảnh hưởng khá lớn, gây viêm nhiễm, lở loét.

Bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, loại nào nặng hơn?

Đa số người bệnh thường chủ quan với sức khỏe của mình, những thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể là một phần nguyên nhân gây ra bệnh. Những trường hợp nhẹ khi gặp bệnh thường được bệnh nhân bỏ qua và tưởng chừng sẽ vài ngày là biến mất. Vì những suy nghĩ chủ quan ấy đã khiến cho vài bệnh nhân “nước tới cổ mới chịu nhảy”, bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại?

  • Bệnh đường ruột: Tình trạng tiêu chảy kéo dài, táo bón, hội chứng kiết ly, viêm đại tràng,… làm cho các tĩnh mạch vùng hậu môn và ruột bị tổn thương, sưng.

  • Thiếu chất xơ và nước: Chất xơ và nước và hai dưỡng chất không thể thiếu đối với có thể con người. Uống nước quá ít hoặc ăn uống không đầy đủ, ăn thiếu chất xơ có thể gây ra hiện tượng táo bòn, phân không được mềm, cứng. Khi cố rặn khiến cho phân chà xát mạnh nên thành niêm mạc gây tổn thương ống hậu môn và hình thành búi trĩ.

  • Tính chất công việc và thói quen sinh hoạt: Ngồi quá lâu hoặc quá nhiều, lười vận động, khiến cho các tĩnh mạch vùng hông không được thư giãn, gây tắc nghẽn mạch máu tĩnh mạch, từ đó hình thành các búi trĩ.

  • Đối tượng: Đối tượng thường hay mắc phải bệnh trĩ không thể không nhắc đến người lười vận động, người có tuổi, phụ nữ sau sinh, dân văn phòng, công việc ngủ yếu ngồi làm việc,…

Nếu so sánh về mức độ nặng hơn giữa bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại thì bệnh trĩ ngoại nặng hơn và nghiêm trọng hơn. Trĩ ngoại dễ bị nhiễm trùng, viêm loét, dễ chảy máu, các biến chứng gặp phải thường nặng hơn, các vết thương gây ra cảm giác đau nhiều và khó trị hơn. Tuy nhiên, bệnh trĩ ngoại lại được xem là phổ biến hơn, số lượng bệnh nhân mắc phải nhiều hơn so với bệnh trĩ nội.

Các đối tượng bị bệnh trĩ ngoại thường hay bị tự ti khi tiếp xúc với mọi người xung quanh, cảm giác mặc cảm, không còn sự thoải mái khi ngồi, luôn mang tâm lý búi trĩ lòi ra ngoài hay có chảy máu khi ngồi quá lâu hay không. Do đó, người bệnh khi mắc phải bệnh trĩ dù nội hay là ngoại cần phát hiện kịp thời và có các biện pháp điều trị thích hợp.

Bệnh trĩ cần được phát hiện và điều trị kịp thời

Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

Khi phát hiện đang gặp phải các triệu chứng của bệnh trĩ, bạn cần nhanh chóng tìm gặp các bác sĩ để được chẩn đoán lâm sàng xác định bệnh trĩ bạn đang gặp phải là trĩ nội hay trĩ ngoại và cần áp dụng phương pháp điều trị nào là phù hợp.

Trong nhiều trường hợp bệnh trĩ dùng thuốc chưa chắc đúng với một số đối tượng, tuy nhiên không thể phụ nhận được việc dùng thuốc trong quá trình chữa trị, và đây cũng chính là thủ thuật đôi khi có thể cần thiết.

Thuốc

Sử dụng thuốc luôn là một giải pháp được đa số bệnh nhân lựa chọn. Người bệnh có thể sử dụng kem bôi, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn có chứa hydrocortison. Tùy vào trường hợp bệnh mà sử dụng thuốc cho phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như: Aspirin, Ibuprofen, Acetaminophen.

Trên thị trường hiện nay, thuốc trĩ được phân phối khá nhiều với các thương hiệu khác nhau, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ chuyên môn và tìm mua. Lưu ý, không sử dụng thuốc có chứa các thành phần mà cơ thể dị ứng hoặc mẫn cảm.

Thủ tục y tế

Người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn sâu về lĩnh vực này, hoặc phương pháp thắt dây cao su, tiêm búi trĩ hoặc trị liệu. Chỉ áp dụng cho các trường hợp nặng và nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm: Cắt trĩ có đau không?

Phương pháp điều trị khác

Kết hợp với việc điều trị bệnh trĩ bằng thuốc, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Người bệnh cần bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi, thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong các bữa ăn; uống đủ lượng nước tiêu chuẩn mỗi ngày; tránh ngồi quá lâu hoặc quá nhiều, đôi khi cần vận động để tránh giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.

Các đối tượng đang mắc phải đa số không xác định và phân biệt được bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Thông tin bài viết có lẽ sẽ có ích cho một số đối tượng đang mắc về căn bệnh này. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa của bác sĩ. Để thuận tiện hơn trong việc phát hiện bệnh và điều trị, tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám và theo dõi mức độ bệnh tình đang mặc phải, đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

You are here Tin tức Thông tin y học Trĩ nội khác trĩ ngoại như thế nào? Loại nào nặng hơn?