So với bệnh trĩ nội thì bệnh trĩ ngoại lại đau đớn và khó chịu hơn nhiều. Vậy bệnh trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh trĩ ngoại ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu với những thông tin chi tiết bên dưới.
I. Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị sưng phồng lên, tương tự như hiện tượng giãn tĩnh mạch. Điều này có thể gây nên đau đớn và khó chịu cho người bệnh, nhất là vấn đề vệ sinh cá nhân.
Bệnh trĩ thường có hai dạng là trĩ nội và trĩ ngoại. Búi trĩ nằm trong kênh hậu môn chưa bị sa ra ngoài được gọi là trĩ nội và ngược lại khi búi trĩ phát triển dưới da xung quanh hậu môn thì được gọi là trĩ ngoại.
Bệnh trĩ ngoại là căn bệnh khá phổ biến và gây đau đớn cho người bệnh
Trĩ ngoại là bệnh lý rất phổ biến và gây khó chịu hơn rất nhiều so với trĩ nội, bởi vì các búi trĩ nằm bên ngoài nên rất dễ bị kích thích gây đau đớn, ngứa ngáy hoặc chảy máu làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
II. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại từ đâu?
Thông thường, người ta cho rằng bệnh trĩ thường có liên quan đến táo bón mãn tính, căng thẳng trong quá trình đi tiêu hoặc ngồi nhiều – tất cả đều cản trở lưu lượng máu đến khu vực hậu môn trực tràng, nó khiến cho các tĩnh mạch bị chịu một áp lực lớn và trở nên sưng phồng lên. Điều này cũng giải thích lý do tại sao bệnh trĩ là phổ biến trong thời gian mang thai, khi tử cung mở rộng và đè lên tĩnh mạch.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy ở những người bị bệnh trĩ ngoại, cơ trơn của ống hậu môn có xu hướng chặt hơn mức bình thường (ngay cả khi không có áp lực). Sự ảnh hưởng của các rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy làm tăng áp lực lên kênh hậu môn và hình thành búi trĩ chống lại hoạt động của cơ vòng. Cuối cùng, các mô liên kết hỗ trợ và giữ trĩ tại chỗ có thể bị suy yếu dần theo tuổi tác và gây ra trĩ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại cao bao gồm:
-
Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bạn đã từng mắc phải bệnh trĩ ngoại, bạn sẽ là người có nguy cơ mắc phải bệnh trĩ ngoại cao hơn so với những người bình thường khác.
-
Khi chúng ta già đi, hệ thống mạch máu cũng trở nên bị suy yếu và gia tăng áp lực do việc ít vận động. Điều này có thể khiến cho bạn trở nên áp lực mỗi khi đi tiêu, đây cũng chính là lý do khiến cho bệnh trĩ ngoại được hình thành.
-
Một chế độ ăn uống không đầy đủ, đặc biệt là sự thiếu hụt chất xơ trong khẩu phần ăn cũng là một trong những nguy cơ gây ra các vấn đề tiêu hóa và nhất là sự phát triển của bệnh trĩ ngoại.
-
Béo phì cũng được đưa vào danh sách những đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ. Bởi vì sự gia tăng trọng lượng cơ thể sẽ tạo áp lực lên toàn bộ cơ thể, trong đó có hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Đó là lý do khi rất nhiều trong số những người bị bệnh trĩ có tình trạng béo phì.
-
Việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể sẽ gây tổn thương hệ thống tĩnh mạch ở vị trí này, khiến chúng bị sưng tấy, sưng phồng lên và hình thành búi trĩ.
-
Những người có tính chất công việc phải ngồi nhiều như dân văn phòng, thợ may… có nhiều nguy cơ bị bệnh trĩ hơn là nhóm người thường xuyên đi lại và vận động.
→ Có rất nhiều những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoại. Việc nhận biết nguyên nhân và nhóm đối tượng nguy cơ sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh một cách an toàn hoặc tìm cách đối phó nhanh chóng khi bệnh tìm gặp.
III. Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ ngoại
Các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại có xu hướng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bạn đang gặp phải. Một số biểu hiện phổ biến bao gồm:
Dấu hiệu người mắc bệnh trĩ ngoại
-
Đau rát hậu môn
Các búi trĩ trong bệnh trĩ ngoại thường chứa nhiều dây thần kinh cảm giác. Do đó, mỗi khi người bệnh đi đại tiện hoặc ngồi xuống đều cảm thấy bị kích thích và đau rát.
Mặt khác, sự ma sát của phân hoặc hoạt động đi lại có thể khiến cho búi trĩ bị trầy xước và lở loét khiến cho đau đớn ngày càng gia tăng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh.
-
Táo bón
Táo bón là tác nhân gây bệnh trĩ ngoại và cũng là biểu hiện điển hình đối với những người mắc bệnh trĩ. Chứng táo bón khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong khi đi đại tiện, phải gồng hết sức để rặn mới có thể đưa phân thoát ra ngoài. Tuy nhiên, điều này lại tạo điều kiện cho bệnh trĩ ngoại tiến triển trầm trọng hơn thêm.
-
Đi ngoài ra máu
Máu có thể chảy ra kèm theo phân trong bệnh trĩ ngoại. Nguyên nhân xuất phát từ sự ma sát giữa phân với búi trĩ làm cho niêm mạc hậu môn và búi trĩ bị trầy xước gây ra chảy máu.
Trong giai đoạn đầu, lượng máu chảy ra có thể không nhiều, người bệnh chỉ phát hiện có một ít máu ở giấy vệ sinh hoặc đi kèm với phân. Thế nhưng, vào giai đoạn bệnh nặng, máu có thể chảy ra nhiều làm cho người bệnh trở nên thiếu máu, suy nhược và mệt mỏi, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
-
Ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn
Khi búi trĩ phát triển, lượng dịch nhầy tiết ra từ hậu môn càng nhiều khiến cho người bệnh có cảm giác ẩm ướt, khó chịu. Nếu tình trạng này không được chú ý vệ sinh sạch sẽ thường rất dễ gây ngứa ngáy hậu môn vô cùng bất tiện, lúc này người bệnh khó có thể tập trung vào công việc và rất ngại khi phải đối diện với một ai đó.
-
Viêm nhiễm vùng hậu môn
Môi trường ẩm ướt là điều kiện để các vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và phát triển. Điều này khiến cho hậu môn có xu hướng bị viêm nhiễm, lở loét, thậm chí là gây bội nhiễm đối với các khu vực lân cận, nhất là ở phụ nữ.
→ Nếu bạn là đối tượng đang gặp phải những triệu chứng trên thì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh trĩ ngoại. Bởi vì các triệu chứng có xu hướng gia tăng theo thời gian, vậy nên nhận biết sớm và lựa chọn hướng điều trị kịp thời là hết sức cần thiết và quan trọng.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh trĩ ngoại độ 2
IV. Ảnh hưởng của bệnh trĩ ngoại
Thật không thể nào mà bạn cảm thấy thoải mái được khi hậu môn của mình xuất hiện một búi trĩ, chưa kể đến là búi trĩ gây nên đau đớn và viêm nhiễm cho bạn.
Dựa theo những phản hồi của bệnh nhân, hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại họ đều cảm thấy bị làm phiền rất nhiều từ cuộc sống sinh hoạt bình thường, đến công việc, đến sự vận động và ngay cả đến tinh thần của họ.
Không dừng lại tại đó, bệnh trĩ ngoại có có nguy cơ gây thiếu máu ở người bệnh. Hiện tượng chảy máu nhiều diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, tinh thần và trí tuệ bị sa sút. Rất hiếm khi mất máu trong bệnh trĩ ngoại có thể đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên điều này không phải là không xảy ra.
Các báo cáo nghiên cứu cho thấy rằng, ở những người bị mắc bệnh trĩ ngoại sẽ có nguy cơ làm gia tăng cơ hội mắc bệnh ung thư trực tràng. Ung thư đại tràng xảy ra khi búi trĩ bị viêm nhiễm trầm trọng, gây nên hoạt tử, kích thích các tế bào ung thư ở trực tràng. Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại.
V. Làm gì khi mắc bệnh trĩ ngoại?
Điều quan trọng đầu tiên sau khi phát hiện những dấu hiệu bất thường và nghi ngờ mắc phải bệnh trĩ ngoại là bạn nên đến gặp bác sĩ, trình bày cho họ nghe những vấn đề mà mình mắc phải để được khám và tư vấn cách điều trị bệnh trĩ ngoại tốt nhất.
Phong cách sống đối phó với bệnh trĩ ngoại
Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện một số điều sau đây để khắc phục tình trạng của mình, đồng thời góp phần rút ngắn thời gian điều trị, đem lại kết quả hồi phục nhanh chóng hơn:
#Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ:
-
Chất xơ được đánh giá là rất cần thiết đối với người bị bệnh trĩ, nó có tác dụng làm mềm phân, hỗ trợ tiêu hóa giúp người bệnh tránh khỏi cảm giác bị áp lực mỗi khi đi ngoài do đau đớn.
-
Thêm chất xơ vào khẩu phần ăn của bạn là khuyến cáo của bác sĩ đối với hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại. Các chất xơ bạn có thể bổ sung có trong ngũ cốc, rau củ, trái cây tươi và các loại đậu…
#Tăng cường nước cho cơ thể:
-
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống cho cơ thể. Đặc biệt trong trường hợp bị mắc bệnh trĩ ngoại thì việc bổ sung nước lại càng cần thiết hơn.
-
Nước có tác dụng làm mềm phân, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, từ đó làm giảm đi áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng.
#Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn:
-
Giữ gìn vệ sinh ở khu vực hậu môn luôn được sạch sẽ là tiêu chí vô cùng quan trọng đối với người mắc bệnh trĩ ngoại. Bởi vì, những gì mà bệnh trĩ ngoại gây ra có thể khiến cho khu vực này rất dễ bị nhiễm trùng bởi sự xâm nhập nhanh chóng của các loại vi khuẩn gây bệnh.
-
Hãy thực hiện tắm rửa hằng ngày để làm sạch da xung quanh hậu môn. Bạn có thể ngâm hậu môn của mình bằng nước ấm khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày và làm khô một cách nhẹ nhàng sau đó. Tuyệt đối tránh việc dùng khăn lau có tẩm cồn hoặc nước hoa để lau vùng hậu môn vì điều này có thể làm tăng khả năng kích ứng.
#Sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ:
-
Áp dụng một số loại kem hoặc thuốc bôi chữa bệnh trĩ không kê đơn hoặc thuốc đạn có chứa hydrocortisone để giúp làm giảm đau và cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại.
-
Một số các loại thuốc giảm đau cũng có thể được lựa chọn như acetaminophen, asprin hoặc ibuprofen tạm thời để giúp giảm bớt sự khó chịu của bạn.
#Chườm lạnh hoặc xông hơi:
-
Chườm lành bằng các túi nước đá trên vùng hậu môn có thể mang lại hữu ích giúp giảm đau, giảm sưng tấy và khả năng viêm nhiễm thường gặp trong bệnh trĩ ngoại.
-
Bạn cũng có thể tiến hành xông hơi hậu môn bằng các loại thảo dược thiên nhiên như rau diếp cá, ngải cứu, lá sung… cũng có tác dụng tốt trong điều trị bệnh trĩ ngoại.
Thực hiện những lời khuyên trên đây và thực hiện các lựa chọn điều trị bệnh trĩ ngoại theo sự hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng đạt được sự hồi phục tốt nhất cho người bệnh.
Tham khảo thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì? Kiêng gì cho nhanh khỏi?
Phần kết luận:
Qua bài viết trên đây, chúng tôi mong muốn rằng bạn sẽ nắm rõ hơn về bệnh trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ ngoại? Các triệu chứng thường gặp phải và cách đối phó tốt nhất cho căn bệnh này.
Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói với bạn là hãy học cách nhận biết cơ thể mình để có thể phát hiện sớm nhất những dấu hiệu bất thường xảy ra trên cơ thể về bệnh trĩ ngoại. Đồng thời trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất để biết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và chủ động lựa chọn cho mình phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại tốt nhất.
Đừng để bệnh tật tìm gặp và kiểm soát mọi hoạt động và chất lượng sống của chúng ta. Ngay từ bây giờ hãy tìm ra các biện pháp phòng tránh bệnh trĩ ngoại để không một ngày nào bạn phải đối mặt với những đau đớn và khó chịu do căn bệnh này gây ra. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và an vui!
BS. Nguyễn Thái Tuấn - Nguồn: https://vhea.org.vn/
- 30/03/2014 15:57 - Bệnh trĩ nội độ 1: Phát hiện sớm có thể chữa khỏi
- 30/03/2014 15:56 - Nên làm gì để phòng tránh bệnh trĩ tái phát
- 30/03/2014 15:54 - Sau khi cắt trĩ cần kiêng cữ những gì ?
- 30/03/2014 15:46 - Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở nữ giới
- 30/03/2014 15:45 - Bệnh trĩ là gì? Các câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ
- 30/03/2014 15:42 - Bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì để bệnh không nặ…
- 30/03/2014 15:40 - Trĩ nội khác trĩ ngoại như thế nào? Loại nào nặng …
- 02/03/2014 13:46 - Các triệu chứng của bệnh chàm Eczema
- 02/03/2014 13:45 - Các triệu chứng của bệnh á sừng và cách nhận biết
- 02/03/2014 13:40 - Các triệu chứng thường gặp của bệnh tổ đỉa