• Phone: 02353.815.000
  • Hotline:02353.815.000
  • Giám đốc:

Bệnh viêm họng nổi hạch và những điều cần lưu ý

  • PDF.

Viêm họng gây nổi hạch là biểu hiện thường gặp khi cơ thể bị chống lại tác nhân gây bệnh. Và bệnh sẽ khỏi hoặc biến mất ngay sau đó nhưng nếu hạch nổi lớn và xuất hiện trong thời gian dài, người bệnh nên hết sức cảnh giác.

Viêm họng nổi hạch

Theo đánh giá của giới chuyên môn khoa y, hạch là là một trong những tổ chức giúp sản sinh ra các dòng bạch cầu. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp sinh ra các dòng kháng thể chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, khi có tác nhân xâm nhập vào cơ thể, hạch sẽ sưng to, nhất là các hạch có vị trí gần vị trí tác nhân lạ tấn công và có thể gây đau hoặc không đau.

Viêm họng nổi hạch diễn ra như thế nào?

Viêm họng gây nổi hạch là hệ quả của những đợt viêm họng cấp tính. Khi cơ thể bị tấn công, hệ miễn dịch của cơ thể người sẽ tự tạo ra các phản ứng phản ứng lại với tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút và dẫn đến hiện tượng nổi hạch. Đối với trường hợp viêm họng cấp, hạch thường xuất hiện gần nơi bị tổn thương, sưng to và gây đau nhức. Tình trạng này sẽ dần biến mất, hạch sẽ lại trạng thái bình thường như ban đầu khi người bệnh điều trị triệt để hiện tượng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên với trường hợp viêm họng hạch do viêm họng mãn tính gây ra, viêm họng nổi hạch ở cổ cũng sưng to nhưng không gây đau hoặc đau ít.

Hạch nổi do viêm họng gây ra thường xuất hiện ở đâu?

Theo thống kê, có khoảng 600 hạch bạch huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh chỉ có thể cảm nhận được một số ít hạch. Tuy kích thước của hạch thường không giống nhau nhưng người bệnh cũng có thể nhận thấy biết hạch nổi ở những vị trí điển hình sau đây:

  • Viêm họng nổi hạch ở hàm

  • Viêm họng nổi hạch sau tai

  • Ngoài ra, hạch còn nổi ở nách hay ben hoặc ở phía trên của xương đòn.

 

>> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân viêm họng và cách điều trị

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ để trị liệu?

  • Người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng viêm họng nổi hạch này:

  • Hạch xuất hiện ở các vị trí như hạch cổ, hàm, tai,… không biến mất sau 2 – 4 tuần mà ngày càng sưng to, lan rộng.

  • Hạch sưng mềm kèm theo triệu chứng sốt cao, mồ hôi ra nhiều, nhất là vào ban đêm.

  • Đau ở họng không hết, khó thở hoặc khó nuốt.

  • Cân nặng có dấu hiệu giảm sút mặc dù bệnh nhân không ăn kiêng.

 

Viêm họng nổi hạch lâu ngày cẩn thận bệnh ung thư

Viêm họng bị nổi hạch hay viêm họng có hạch ở cổ đều là những hiện tượng rất đỗi bình thường khi mà cơ thể phản ứng lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên xem nhẹ hiện tượng này, bởi viêm họng nổi hạch cổ không phải là do sức đề kháng của bạn yếu mà có thể đây là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng. Nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này, việc điều trị bệnh không còn đơn giản. Và tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra thường khá cao.

 

Hạch nổi do bệnh ung thư vòm họng thường sẽ nổi một bên, hạch di động và thường đứng yên sau một thời gian di chuyển. Đồng thời, dấu hiệu nhận biết hạch là hạch thường có đường kính từ 2 – 8cm và không có biểu hiện sưng. Kèm theo triệu chứng nổi hạch, người bệnh còn gặp phải biểu hiện đau rát không rõ ràng ở họng. Đau dai dẳng và thường tái phát nhiều lần mặc dù đã thực hiện các biện pháp điều trị.

Viêm họng nổi hạch có phải ung thư

Về cơ bản, không phải cứ viêm họng nổi hạch ở hàm hay cổ, sau tai là sẽ mắc phải bệnh ung thư vòm họng. Nhưng trên thực tế thống kê có đến 95% trường hợp người bị ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu đều có dấu hiệu nhận biết bệnh liên quan đến hiện tương nổi hạch.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân không nên xem thường triệu chứng viêm họng nổi hạch. Cách duy nhất để phòng ngừa bệnh, bệnh nhân nên thăm khám thường xuyên.

Tìm hiểu thêm: bệnh viêm họng do virus và cách điều trị

Điều trị viêm họng nổi hạch

Vì viêm họng nổi hạch thường là hạch lành tính, cho nên, người bệnh chỉ cần giải quyết dứt điểm bệnh viêm họng hạch sẽ giảm sưng và biến mất ngay sau đó.

Một số phương pháp điều trị viêm họng nổi hạch cụ thể như sau:

  • Thuốc kháng sinh và thuốc kháng vi rút là hai loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tình trạng viêm họng nổi hạch do nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh không chỉ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra mà còn giúp làm giảm các triệu chứng phát sinh ở trường hợp viêm họng hạch do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, để bệnh đạt được kết quả điều trị tốt, bệnh nhân hãy tuân thủ theo đúng yêu cầu chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ.

  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid hoặc thuốc giảm đau (ibuprofen), aspirin để đối phó với bệnh viêm họng hạch. Tuy nhiên, nên cẩn thận khi sử dụng aspirin, nhất là cho trẻ nhỏ, bởi trẻ thường có nguy cơ mắc phải hội chứng Reye.

  • Có thể dùng gạc ấm đặt lên vùng hạch sưng để làm giảm sưng, đau tại nhà. Hoặc cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi Bên cạnh đó, nên dùng nước ấm có hòa tan muối để súc miệng. Mỗi lần súc miệng khoảng từ 10 – 20 giây. Và lặp lại hành động này từ 4 -5 lần trong ngày.

  • Nên tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tình trạng căng thẳng và stress của bản thân, xây dựng chế độ ăn khoa học. Đặc biệt, nên ngừng sử dụng thuốc khi bị viêm họng sưng cổ và không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm vi khuẩn, vi rút.

Trong trường hợp, viêm họng nổi hạch là do ung thư vòm họng gây ra, để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, việc điều trị ung thư là bắt buộc. Phương pháp điều trị ung thư thường là phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc xạ trị. Mặt khác để ngăn ngừa ung thư vòm họng hoặc ung thư bạch huyết, người bệnh nên đi tầm soát ung thư nếu tiền sử gia đình có người mắc phải bệnh ung thư vòm họng hoặc bạch huyết.

Người bệnh không nên tỏ thái độ chủ quan và coi thường bệnh viêm họng nổi hạch. Bởi các biểu hiện của bệnh không đơn giản như những gì bạn tưởng. Do đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần là cách duy nhất giúp bạn phát hiện bệnh sớm nhất và từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

You are here Tin tức Thông tin y học Bệnh viêm họng nổi hạch và những điều cần lưu ý