Viêm họng là một trong những căn bệnh về đường hô hấp, khi bệnh phát triển khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu với các triệu chứng của bệnh gây ra. Một trong số những dạng viêm họng thường gặp đó chính là viêm họng vincent.
Vậy viêm họng vincent là gì? Bệnh gây ra do đâu? Làm cách nào để nhận biết bệnh chính xác… để giải đáp được những vấn đề trên chúng tôi xin mời các bạn cùng nhau tìm hiểu về căn bệnh viêm họng vincent qua bài viết dưới đây.
[1]. Thế nào là bệnh viêm họng vincent?
Bệnh viêm họng vincent ( hay còn gọi là Vanh_ Xăng) là căn bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, có độ tuổi từ 18 tuổi trở xuống. Tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn hình thoi và xoắn khuẩn sống ký sinh ở họng khi cơ thể chúng ta bị suy yếu, sức đề kháng kém hoặc rối loại dinh dưỡng hay sâu răng… sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn này tấn công và gây viêm nhiễm loét ở họng.
Khi bệnh tiến triển ở những người khoẻ mạnh có sức đề kháng tốt thì sau 10 ngày các vết loét tự khỏi và liền lại một cách nhanh chóng. Ngược lại, với những người mắc bệnh viêm họng vincent cộng với thể trạng đang bị suy yếu, hệ miễn dịch kém… thì bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể là các vết loét sẽ lan rộng ra miệng và lưỡi làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khoẻ người bệnh và có nguy cơ dẫn đến hoại tử một bên amidan.
[2]. Thủ phạm gây bệnh viêm họng vincent
-
Do vi khuẩn tấn công:
Như đã nói trên có hai loại vi khuẩn gây bệnh viêm họng vincent đó chính là trực khuẩn hình thoi và xoắn khuẩn gây nên.
-
Hệ miễn dịch suy giảm:
Hệ miễn dịch bị suy giảm do người bệnh có lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống không phù hợp hoặc có thể mắc các bệnh lí về đường hô hấp, hệ tiêu hoá…. để tạo điều cho các loại vi khuẩn phát triển ở vùng họng và gây bệnh.
-
Thói quen không vệ sinh răng miệng:
Trước khi đi ngủ bạn lười đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách, đối với những ai đã từng mắc bệnh viêm họng thông thường lại không biết cách chăm sóc bản thân, lười súc miệng bằng nước muối. Ở những trường hợp bị viêm nhiễm về lợi, họng, amidan… sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm họng vincent rất cao.
-
Ảnh hưởng đến tâm lí:
Cảm giác mệt mỏi thường xuyên, căng thẳng lâu dài, mất ngủ thường xuyên… cũng chính là nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm nhanh bệnh dễ hình thành.
-
Chế độ dinh dưỡng:
Việc người bệnh ăn uống không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng hoặc bổ sung nhưng cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng kém không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin và khoáng chất…. gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém tạo cơ hội cho mầm bệnh phát triển.
-
Bị ảnh hưởng bởi các hoá chất độc hại
Theo nhiều nghiên cứu người có nguy cơ mắc bệnh viêm họng vincent cao là do bị nhiễm hoá chất sinh vật cấp, nhiễm độc kim loại nặng qua đường hô hấp gây ra.
Ngoài ra, do người bệnh mắc các bệnh về trào ngược dạ dày, tim mạch, bị nhiễm HIV hoặc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể… cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm họng vincent rất cao.
[3]. Biểu hiện của bệnh viêm họng vincent thường gặp
-
Biểu hiện viêm họng vincent cấp tính:
+ Sốt nhẹ.
+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn.
+ Khó nuốt, nóng rát, đau ở họng.
+ Khi khám sẽ thấy một bên Amidan có giả mạc trắng còn bên kia vẫn bình thường.
Chú ý: Tại giả mạc trắng này có thể tự rơi ra để lại vết loét nông, bờ nổi gờ, thành đứng, phần đáy màu xám và đó chính là chỗ hoại tử biến chứng của bệnh để lại.
-
Biểu hiện viêm họng vincent mạn tính:
+ Bệnh nặng sốt cao lên đến 40 độ C.
+ Hạch cổ sưng to và đau.
+ Nuốt đau, người bệnh bỏ ăn.
+ Hơi thở hôi.
+ Một bên amidan bị sưng to có các trụ và màn hầu, vết loét rộng, bằng mắt thường chúng ta nhìn thấy vùng bệnh bị hoại tử rõ rệt.
Tham khảo thêm: Viêm họng ở trẻ em và cách điều trị
[4]. Phương pháp điều trị bệnh viêm họng vincent
Theo TS. BS Nguyễn Văn Lý có nhiều năm công tác khám và điều trị các bệnh về tai mũi họng cho biết: Khi gặp một trong những biểu hiện bất thường của bệnh gây ra, người bệnh không được tự ý mua thuốc về nhà điều trị mà ngay lập tức hãy đến trung tâm y tế (khoa tai mũi họng) để khám và được bác sĩ hướng dẫn cách trị điều trị sao cho phù hợp.
Hiện nay có hai loại thuốc điều trị bệnh viêm họng vincent thường dùng hiện nay:
+ Thuốc penicillin: Thuốc thường dùng ở hai dạng đó là bôi vết loét và dạng viên ngậm.
+ Thuốc glycerin sulfasenobezon 1%: Dạng bôi vết loét.
Bác sĩ Lý nói thêm, khác với các chứng viêm họng thông thường viêm họng vincent gây ra có thể tự bớt nhưng cũng có thể để lại những biến chứng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cũng có khả dẫn đến ung thư vòm họng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
*** Tóm lại: Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh cũng cần phải có những biện pháp tự phòng bệnh ngay tại nhà thông qua việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng kem đánh răng và nước muối sinh lí. Chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, phốt pho và flo giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tốt hơn. Ngoài ra bạn cũng đừng quên nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, hợp lý để bệnh mau khỏi.
Nguồn: https://vhea.org.vn/
- 30/03/2014 16:06 - Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn [Những điều cần bi…
- 30/03/2014 16:05 - Những yếu tố khiến bệnh tổ đỉa nặng thêm khó chữa …
- 30/03/2014 16:04 - 8 dạng bệnh vảy nến thường gặp và cách nhận biết
- 30/03/2014 16:04 - Người bệnh vẩy nến cần loại bỏ bánh mỳ khỏi thực đ…
- 30/03/2014 16:03 - Các nguyên nhân khiến viêm họng kéo dài không khỏi
- 30/03/2014 16:01 - Bệnh viêm họng có lây không? Lây như thế nào
- 30/03/2014 16:00 - Bị viêm họng nên hay không nên uống nước đá lạnh?
- 30/03/2014 16:00 - Bệnh viêm họng nổi hạch và những điều cần lưu ý
- 30/03/2014 15:58 - TOP 6 Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bệnh tr…
- 30/03/2014 15:58 - 8 thói quen tốt giúp hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả