• Phone: 02353.815.000
  • Hotline:02353.815.000
  • Giám đốc:

Tin tức – sự kiện

Các triệu chứng của bệnh á sừng và cách nhận biết

  • PDF.

Bệnh á sừng có tên khoa học là (Dermatitis plantaris sicca), chiếm 0,2% tổng dân số thế giới mắc bệnh. Hầu hết các triệu chứng của bệnh á sừng thường xuất hiện chủ yếu ở vùng da bàn tay, bàn chân và gót chân. Xuất hiện với những dấu hiệu khá đặc điểm khá đặt trưng, nhưng không phải ai cũng biết nhận diện và điều trị bệnh á sừng một cách đúng cách. 

Để hạn chế những tổn hại do phát hiện bệnh á sừng muộn, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ một số cách nhận biết các triệu chứng của bệnh á sừng từ sớm mà bất kì ai cũng nên biết để đối phó xử lý bệnh nhanh nhất.

Triệu chứng của bệnh á sừng hay gặp 

Triệu chứng của bệnh á sừng

Nhận biết các triệu chứng của bệnh á sừng

Nhiều trường hợp đã chuẩn đoán nhầm lẫn bệnh á sừng với các căn bệnh ngoài da khác dẫn tới việc điều trị á sừng sai cách làm bệnh không những không khỏi mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bị bệnh á sừng có thể tham khảo một số triệu chứng của bệnh á sừng như sau:

Triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng

Như đã nói ở trên, bệnh á sừng chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bà chân và got chân rất ít khi gặp phải á sừng vượt quá cổ tay, cổ chân. Vị trí gây bệnh cũng một phần giúp bệnh nhân dễ dàng phát hiện căn bệnh này hơn. Kèm theo đó một số triệu chứng đặc trưng của bênh á sừng mà bạn nên cảnh giác như sau:

  • Nổi mụn, ngứa Ngứa ngãi thường gặp phải hiện tượng nổi mụn nước gần giống với bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên mụn xuất hiện trong thời gian ngắn và nhanh chóng lặn thay bằng lớp da căng bóng nhẵn và mỏng da.

  • Da khô : Hiện tượng da khô rất đặc trưng ở bệnh á sừng, do quá trình chết đi của tế bào diễn ra dang dở nên khiến các tế bào sừng chồng lên nhau gây nên hiện tượng khô da kèm theo bong tróc.

  • Nứt nẻ, chảy máu: Nứt nẻ da, khô da, chảy máu kèm theo đó là những cơn đau nhức như kim đâm làm cho  việc đi lại trở nên khó khăn hơn chẳn.

Triệu chứng theo nguyên nhân tác động

Ngoài những dấu hiệu đặc trưng kể trên thì các triệu chứng nặng nhẹ của bệnh á sừng còn phụ thuộc tác nhân gây bệnh mà có những biểu hiện ra bên ngoài. Điển hình mà bệnh nhân có thể nhận dạng như:

  • Triệu chứng bệnh á sừng mùa hè: Thời điểm mùa hè nắng nóng thường những biểu hiện của bệnh á sừng thuyên giảm hơn. Lúc này nền da khô cứng hơn nhưng không tróc vảy, da căng bóng, ngứa xuất hiện mụn nước. Nhìn như trong hình 2.1 dưới đây.

Triệu chứng của bệnh á sừng

Nhận biết các triệu chứng của bệnh á sừng

  • Triệu chứng bệnh á sừng mùa Đông: vào mùa đông bệnh á sừng sẽ tiến triển nặng hơn, bởi lúc này nhiệt độ độ ẩm bị chênh lệch khiến bệnh trở nên nặng hơn. Lúc này da bị mất nước, làm khô da, nứt nẻ, da rớm máu đau nhức nghiêm trọng hơn.

  • Triệu chứng khi tiếp xúc với hóa chất kích ứng: Khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, dầu gội, xăng dầu, xà phòng, hóa chất công nghiệp… Những tác nhân này làm làn da bị bệnh á sừng kích ứng mạnh mẽ gây nên những biểu hiện vùng tổn thương da nặng hơn.

  • Trường hợp da bị viêm nhiễm: Đối với trường hợp bị á sừng chăm sóc không đúng cách gây nhiễm vi nấm, nhiễm khuẩn tại vùng bị tổn thương. Trường hợp này sẽ kèm theo triệu chứng bưng mủ trắng, loét da, tổn thương da nặng hơn,

Có thể nói những triệu chứng bệnh á sừng không gây nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nhìn qua những tác hại mà bệnh á sừng gây ra lại ảnh hưởng khá nặng nề tới sức khỏe người mắc phải nhất là trong sinh hoạt và mặt thẩm mỹ của làn da. Vì vậy mà ngay khi phát hiện các triệu chứng sớm a sừng bạn nên có biện pháp chăm sóc phòng ngừa bệnh đúng cách tránh làm bệnh nặng và khó chữa hơn.

Biện pháp phòng ngừa giảm bệnh á sừng 

Đối với những ai có cơ địa nhạy cảm có nguy cơ bị bệnh á sừng cao, thì ngoài việc cảnh giác sớm với các triệu chứng của bệnh á sừng ra bạn nên thực hiện một số cách phòng ngừa bệnh xuất hiện. Người bệnh nên lưu ý một số thói quen lối sống tốt như:

triệu chứng của bệnh á sừng

Uống nhiều nước giúp phòng ngừa bệnh á sừng

  • Nên uống nhiều nước: Bổ xung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, bình quân 1 người trưởng thành nên uống từ 2-2,5 lít nước để bổ xung độ ẩm cho da khỏe mạnh hơn.

  • Tăng cường ăn rau- củ -quả: Các loại rau củ quả tươi cung cấp hàm lượng vitamin dồi dào cho cơ thể, làn da từ đó cũng được khỏe mạnh hơn. Các loại nước ép trái cây nên bổ xung phòng ngừa á sừng như: Chanh, bưởi, táo, xoài, kiwi… >> Tìm hiểu thêm: Bệnh á sừng nên ăn gì? Kiêng gì?

  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa độc hại.

  • Tuyệt đối không nên ngâm vùng da bị á sừng trong nước hoặc nước muối quá lâu sẽ làm da dễ bị nứt nẻ khô da hơn

  • Cần sử dụng các loại kem dướng ẩm cho da thường xuyên, ngăn ngừa quá trình thoái hóa hạn chế các triệu chứng bệnh á sừng xuất hiện.

  • Nên tới bệnh viện da liễu điều trị khi gặp phải các triệu chứng của bệnh á sừng nặng. Nhằm ngăn chặn những tác hại của bệnh á sừng có thể gây ra.

Hi vọng những ai chưa biết nhận biết bệnh á sừng thì sau bài viết này có thể dễ dàng cảnh giác hơn với căn bệnh này sớm. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Nguồn: https://ihs.org.vn/


Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:29

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tổ đỉa

  • PDF.

Viêm da tiếp xúc là tình trạng bệnh ngoài da tương đối phổ biến trong cuộc sống. Tuy vậy các triệu chứng của viêm da tiếp xúc cũng như các bệnh ngoài da khác dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Những triệu chững của viêm da tiếp xúc như thế nào? Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, viêm da tiếp xúc biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Đ nhận biết đúng các triệu chứng của viêm da tiếp xúc mời bạn tham khảo chi tiết ngay sau đây.

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc thường gặp

Bệnh viêm da tiếp xúc thường dễ nhầm lẫn với những bệnh lí ngoài da khác nếu không nhận diện kỹ. Có triệu những triệu chứng điển hình của bệnh viêm da tiếp xúc mà bệnh nhân cần lưu ý để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh

 

  • Mẩn ngứa trên da

Tình trạng mẩn ngứa rất thường gặp phải ở các bệnh ngoài da. Do đó người bệnh dễ nhầm lẫn. Đối với bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc, khoảng vài giờ sau khi tiếp xúc với các tác nhân kích ứng sẽ có tình trạng mẩn ngứa, khó chịu.

Tùy theo cơ địa và thể trạng của bệnh nhân mà mẩn ngứa có thể xuất hiện sớm hoặc lâu. Những cơn ngứa ngáy khiến bệnh nhân thường có phản xạ gãi lên vùng bị kích ứng. Tuy nhiên đây là hành động không hề có lợi cho bạn. Gãi có thể khiến cho vùng da kích ứng bị tổn thương. Đôi khi còn gây phù nề, nhiễm trùng.

 

  • Nổi đỏ và xung huyết trên da

Người mắc phải bệnh viêm da tiếp xúc cũng có thể bắt gặp tình trạng nổi đỏ và xung huyết. Thông thường tình trạng nổi đỏ và xung huyết sẽ xuất hiện sau cơn ngứa không lâu. Vùng da tiếp xúc với tác nhân kích ứng sẽ có những ửng đỏ xuất hiện.

Những ửng đỏ thường có ranh giới rõ ràng, dễ nhận diện. Đôi khi chúng có cả hình dạng tương ứng với tác nhân kích ứng tiếp xúc với da như dấu quai dép cao su, dấu vòng tay,…

 

  • Nổi sẩn trên da

Những sẩn đỏ sẽ xuất hiện tại vùng da bị kích ứng bởi các tác nhân tiếp xúc. Thông thường những mẩn đỏ này có kích thước khá nhỏ khi mới xuất hiện. Sau đó chúng sẽ lớn dần, có biểu hiện nặng hơn và kèm theo mủ xung quanh.

Triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc theo nguyên nhân

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc do hóa chất

Tiếp xúc với hóa chất cũng có thể gây ra viêm da tiếp xúc. Tùy theo mức độ phản ứng của mỗi bệnh nhân mà sẽ có các mức độ khác nhau. Có 2 loại triệu chứng của viêm da tiếp xúc do hóa chất là triệu chứng tại chỗ và triệu chứng lan rộng toàn thân.

  • Triệu chứng tại chỗ: Người bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng tại vùng da có tiếp xúc hóa chất. Những vùng da khác không có hiện tượng này. Triệu chứng tại chỗ thường bao gồm: ngứa, viêm đỏ, phù nề, rỉ nước.

  • Triệu chứng lan rộng toàn thân: Một số hóa chất gia dụng, hóa chất sản xuất, hóa chất công nghiệp phản ứng mạnh có thể khiến viêm da tiếp xúc lan rộng toàn thân. Đôi khi những triệu chứng có thể xuất hiện rải rác, có thể lan thành một vùng rộng. Bệnh nhân có thể bị nổi mề đay đi kèm với cảm giác ngứa. Nếu có tiền sử dị ứng hoặc hen phế quản có thể xuất hiện những cơn hen đi kèm với viêm da tiếp xúc.

 

>>Tìm hiểu thêm: Viêm da tiếp xúc có lây không?

 

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc do côn trùng

Một số loại côn trùng như bướm, bù mắt, sâu ban miêu, con giời, rết, đặc biệt là kiến ba khoang có thể gây viêm da tiếp xúc do các chất độc trong cơ thể chúng.

triệu chứng viêm da tiếp xúc

Khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng bệnh nhân có cảm giác ngứa rát, nổi ửng đỏ tại vị trí tiếp xúc với côn trùng. Da sẽ có dấu hiệu sưng phù sau 6-12 giờ, vết thương có thể kéo thành vệt dài và phồng rộp các vết tổn thương da này có thể lan rộng ra xung quanh do gãi. Mụn nước nhỏ cũng có thể xuất hiện rải rác không đều. Sau 2-3 ngày các vết tổn thương da do tiếp xúc côn trùng sẽ bị ưng mủ. Đồng thời khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng người bệnh có thể bị sốt nhẹ và nổi hạch ở các vị trí gần với vị trí tổn thương do tiếp xúc

Nhìn chung các triệu chứng của viêm da tiếp xúc do côn trùng có những biểu hiện và triệu chứng tương tự bệnh zona thần kinh tuy nhiên 2 bệnh này hoàn toàn khác nhau nên mọi người cần chú ý và nhận biết đúng bệnh

 

Một số triệu chứng đi kèm khác

Bên cạnh 3 triệu chứng điển hình trên, bệnh nhân viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như:

  • Sốt nhẹ không rõ nguyên nhân.

  • Xuất hiện các hạch vùng cổ.

  • Cảm giác ngứa ngáy tăng lên khi nổi hạch.

Tùy vào cơ địa từng bệnh nhân mà các triệu chứng này có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện. Mức độ triệu chứng cũng khác nhau đối với từng người.

Làm gì khi bị viêm da tiếp xúc?

Viêm da tiếp xúc thường tự hết sau khi bệnh nhân không còn tiếp xúc với tác nhân kích ứng. Tùy cơ địa mỗi người mà tình trạng bệnh có thể kéo dài từ một đến vài ngày. Nếu từ 2-3 ngày mà tình trạng dị ứng có dấu hiệu lan rộng, bạn nên gặp bác sĩ để theo dõi.

Bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da vị viêm. Không nên gãi vì sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Phòng tránh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng có thể phòng tránh được bằng một số biện pháp:

  • Sử dụng trang phục bảo hộ lao động khi tiếp xúc với các hóa chất, tác nhân gây kích ứng da. Có thể dùng: quần áo bảo hộ, găng tay, ủng, khẩu trang,…

  • Bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: rau xanh, các loại trái cây, thịt, cá, trứng, sữa,… Đối với những bệnh nhân bị dị ứng với các thức ăn nào thì nên tránh sử dụng loại thức ăn đó. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có một khẩu phần phù hợp và đủ chất.

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng tùy theo cơ địa mỗi người. Một số tác nhân dễ gây kích ứng bạn nên lưu ý như: côn trùng, bụi bẩn, hóa chất công nghiệp, dung môi, chất tẩy rửa, sơn, kim loại (thường là niken, vàng, crom,…), chất liệu quần áo, cao su, xi măng…

  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, rửa tay, chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với hóa chất cũng như các chất bẩn.

Ghi nhớ và phòng tránh các tác nhân gây viêm da tiếp xúc cho cơ thể là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh gặp phải căn bệnh phiền toái này. Hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân để xử trí khi cần thiết cũng như nhận biết được những triệu chứng của viêm da tiếp xúc. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Tìm hiểu thên về bệnh viêm da tiếp xúc tại: https://ihs.org.vn/viem-da-tiep-xuc-6795.html


Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:28

Bệnh vảy nến là gì? Những điều cần biết về bệnh vảy nến

  • PDF.

Bệnh vảy nến là tình trạng viêm da cấp hoặc mãn tính, xuất hiện thương tổn trên da với dấu hiệu cơ bản vùng da bị tổn thương đỏ rát có ranh giới rõ ràng. Da dày lên, sần sùi, có vảy trắng đục như sáp nến  gây bỏng rát, châm chích, đôi khi gây ngứa. 

 

Nếu bị nặng trên da sẽ xuất hiện nhiều mụn nước có mủ, đỏ da toàn thân. Thông thường vảy nến chỉ xuất hiện ở 1 số vùng da đầu, khuỷu tay, lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, móng tay…

 

bệnh vảy nến là gì

Bệnh vảy nến là gì? Tổng quan về  bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là gì? Phải làm sao để trị hết được bệnh vảy nến là câu hỏi của rất nhiều người. Để tìm hiểu rõ và sâu hơn căn bệnh trước tiên chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố làm bùng phát căn bệnh.

Các yếu tố khởi phát bệnh vảy nến

Yếu tố di truyền: Chủ yếu gặp ở nhóm khởi phát sớm (độ tuổi từ 16 đến 22) khi bị bệnh trong giai đoạn này bệnh thường diễn ra dai dẳng, bất thường, nhiều biến chứng.

Yếu tố ngoại sinh: chấn thương, stress, nhiễm trùng, lạm dụng thuốc, bỏng nắng, thời tiết

 >> Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Biểu hiệu nhận biết bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có 8 thể khác nhau: Mỗi loại đều có những dấu hiệu riêng của nó. Một số biểu hiện chung:

  • Trên da: Xuất hiện những mảng đỏ trên da có ranh giới rõ ràng. Vùng da này từ từ khô cứng, dày lên, bong tróc, có vảy trắng. Có nhiều bệnh nhân bị ở vùng da sau đầu nên khi bệnh khởi phát không nhân ra chỉ đến khi bị nặng có dấu hiệu đau rát mới phát hiện. Trên vùng da bị đỏ rát sẽ xuất hiện mụn mủ khô, khi thời tiết khô hanh vùng da này sẽ nứt nẻ, chảy máu gây đau đớn.

  • Trên móng: Trên bề móng xuất hiện nhiều lỗ nhỏ, vết lõm, đôi khi chuyển sang màu vàng và dày cộm, 1 số trường hợp bị hư toàn bộ móng.

  • Các khớp: Đôi khi ở các khớp gối hoặc khớp tay bị vảy nến dần dần dẫn tới viêm khớp gây đau và biến dạng khớp khiến người bệnh khó vận động.

Phác đồ điều trị Bệnh vảy nến

Điều trị vảy nến bằng thuốc

Sử dụng các loại thuốc: Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da được nhiều người sử dụng như retinoid, hắc ín,ức chế calcineurin, anthralin và acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3, corticosteroid…Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này cũng cần có sự chỉ định của các bác sĩ.

  • Thuốc mỡ corticoid có khá nhiều ưu điểm, nhanh lành thương tổn, tuy nhiên thuốc này có 1 số tác dụng phụ như giãn da, nổi trứng cá, sử dụng nhiều sẽ bị lờn thuốc.

  • Thuốc mỡ Daivonex: giúp ức chế sản sinh tế bào sừng, giảm sự bong tróc.

  • Hắc ín dạng shampoo: Thường sử dụng cho vùng da bị tổn thương ở đầu, thuốc này dùng hàng ngày để điều trị hoặc sử dụng dạng  nizoral shampoo 1 tuần sử dụng 2 lần.

  • Hydvocortion, desonid, calcipotrien dạng kem: Thuốc này điều trị cho vảy nến thể đảo ngược.

Trường hợp bị tổn thương da, vảy nến nặng thì sử dụng:

Methotrexate, Vitamin A liều cao, retinoid, cyclosporine, sulfasalazine

Dùng thuốc sinh học

Một số loại thuốc như: Alefaceft, Adalimunab, Efalizumab, Etanerceft, Pimecrolimus , Rosiglitazone, Infliximab, Tazarotene. Các loại thuốc này rất đắt tiền giúp ức chế 1 số thành phần trong hệ miễn dịch,có một số loại đất nước ta chưa bán.

 

>>Tham khảo thêm: Thuốc điều trị vảy nến mới nhất của thế giới

Điều trị Bệnh vảy nến bằng quang trị liệu

  • Có thể tắm biển, phơi nắng hoặc chiếu tia cực tím

  • Sử dụng các tia UVA, UVB hoặc laser chiếu lên da để phá hủy các DNA trong tế bào. Phương pháp này chiếu 3 tia/1 tuần.

  • Sử dụng phương pháp PUVA: Chiếu tia cực tím sóng A – các tia cực tím có bước sóng 320 đến 400nm. Điều trị trong 6 tuần. Khi sử dụng phương pháp này cần uống kết hợp với các loại thuốc như methotrexat hoặc etretinat.

Bệnh vảy nến – Phương pháp phòng tránh

Uống nhiều nước: Hàng ngày hãy uống đủ 8 lít nước giúp thanh lọc cơ thể, giữ ẩm cho da. Da khô ráp là 1 trong những điều kiện dễ dẫn tới bệnh vay nến. Ngoài ra nên uống nhiều nước ép trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể, các loại trái cây giàu viatmin A, vitamin C như được coi như 1 chất miễn dịch tuyệt vời cho da giúp da chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

benh-vay-nen-la-gi-3

 

Tránh để da bị tổn thương: Những vết trầy xước trên da vi khuẩn dễ xâm nhập gây dị ứng, mẩn đỏ từ đó dần dần hình thành vảy nến.

Chế độ ăn: Tránh ăn những thức ăn béo, các thức uống có cồn thay vào đó hãy sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều omega 3 và acid folic.

Không có phương pháp phòng ngừa vảy nến nào hiệu quả 100% bởi bệnh có tính di truyền. Tuy nhiên việc thực hiện các phương pháp ở trên cũng làm giảm đi phần nào khả năng mắc bệnh đồng thời ngăn bệnh tái phát lại.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân vảy nến

Những việc cần làm

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của các bác sĩ da liễu

  • Nếu đã trót mua sử dụng 1 số loại thuốc trước đó thì cần ghi lại, thông báo chi tiết loại thuốc đó cho bác sĩ biết

  • Mỗi sáng nên phơi nắng khoảng 10 đến 15 phút

  • Vệ sinh vùng da bị vảy nến sạch sẽ

  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

Những điều cần tránh

  • Tự ý mua thuốc sử dụng, mua các loại thuốc chứa corticosteroid.

  • Đổi thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc không thông báo với bác sĩ

 

>> Đọc thêm: Bệnh vảy nến nên kiêng gì 

Cần xác định rõ bản thân có phải mắc bệnh vảy nến hay không?

 

Khi đã rõ bệnh vảy nến là gì rồi không có nghĩa là bạn đã biết rõ mình có mắc bệnh hay không bởi bệnh vảy nến thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da thông thường khác khác chẳng hạn như á sừng…Muốn biết chính xác bệnh chỉ có 1 cách duy nhất là thăm khám. 

 

Bệnh vảy nến có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn những bệnh ngoài da khác vì dễ xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng da, viêm khớp, bệnh tim mạch. Vì vậy khi nghi ngờ mình có dấu hiệu bị vảy nến cần đi thăm khám càng sớm càng tốt.

 

Nguồn: https://vimed.org/


Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:26

Các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết cần biết

  • PDF.

Nhận diện các triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết với những đặc điểm khá dễ dàng với những đặc điểm bên ngoài mà đôi khi bạn vô tình bỏ qua. Bạn không biết làm thế nào để xác định mình có bị dị ứng thời tiết hay không trong khi bản thân hay gặp phải các dấu hiệu lạ ngoài da như nổi mề đay mẩn ngứa

 

Những kinh nghiệm nhận biết mờ nhạt thôi chưa đủ để bạn khẳng định vậy nên việc tìm hiểu chi tiết các triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết mà các chuyên gia tư vấn đưa ra dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn cho bạn bao lâu nay.

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng là tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch phản ứng lại với các dị nguyên từ môi trường, phản ứng này kích hoạt quá mức các tế bào bạch cầu mast và một loại kháng thể IgE khiến cơ thể sinh ra các biểu hiện ngứa, nổi mẩn ngứa, phù da…. Các tác nhân gây dị ứng thường gặp có thể là do thực phẩm, côn trùng, phấn hoa, rượu bia hay đặc biệt là do thời tiết gây nên.

Triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết

 

Dị ứng thời tiết là tình trạng ở thể phản ứng lại với sự thay đổi thời tiết đột ngột từ môi trường có thể chuyển sang quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể gây nên phản ứng dị ứng. Phản ứng này gây nên hiện tượng giãn mạch gây huyết tương của máu tràn qua thành mạch gây nên tình trạng ngứa nổi sẩn. 

 

Bên cạnh đó viêc quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể bị chênh lệch khiến cho phản ứng tỏ nhiệt hoặc giữ ấm sinh ra phản ứng làm kháng thể histamin H2 sản sinh nhiều gia tăng nguy cơ dị ứng. Người bị dị ứng thời tiết sẽ xuất hiện bệnh bất kì lúc nào khi thời tiết nên có thể nói là rất bất tiện cho người bệnh.

 

Bệnh dị ứng nổi mề đay do thời tiết thường được chia làm 2 loại chính dựa theo mức độ nghiêm trọng mà bệnh biểu hiện.

  • Trường hợp dị ứng cấp tính: Hiện tượng này xảy ra khá nhanh và đột ngột ở những vùng bị lạnh hoặc bị nóng đầu tiên sau đó lan ra toàn thân gây ngứa da, nổi sẩn đỏ. Cơn mề đay cấp tính thường hay xảy ra nhanh trong vài giờ rồi lặn nhưng vẫn có thể tái phát lại.

  • Trường hợp dị ứng mãn tính: Trường hợp này xảy ra thường xuyên và liên tục có thể kéo dài tới hơn 1 tháng. Dạng mề đay mãn tính có thể xảy ra liên tục nếu như tiếp xúc với thời tiết gây dị ứng thường xuyên.

Các triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết hay gặp

Bệnh dị ứng thời tiết không khó nhận biết, tuy nhiên nếu như không hiểu rõ về các triệu chứng của bệnh cũng dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Để nhận biết triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết thì bạn nên chú tâm tới một số biểu hiện hay gặp điển hình nhất như sau:

* Da đỏ ửng

Phản ứng dị ứng với thời tiết sẽ làm sung huyết khiến máu tới da nhiều hơn nên lúc này da người bị dị ứng trở nên đỏ ửng hoặc hồng nhạt. Thường quan sát dễ nhất là vùng mặt, tay, sau đó là ngực lưng rồi mới tới phía dưới chân.

* Ngứa ngoài da, da nổi mẩn

Ngứa là phản ứng đặc trưng của tình trạng dị ứng, trong dị ứng thời tiết cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất histamine chất này có khả năng gây ngứa ngoài da và gây tình trạng nổi mẫn phát ban. Ngứa thường biểu hiện nhẹ và phân tán khắp ngoài da, biểu hiện nặng nhẹ còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh cũng như cơ địa nhạy cảm của người bệnh. Vùng da tiếp xúc trực tiếp với thời tiếp thường bị nặng hơn như mặt, chân tay, cổ rồi mới lan ra toàn thân.

* Da bị bỏng rộp , phù nề

Triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết

Trường hợp dị ứng thời tiết tiến triển nặng hơn có thể gây bỏng da do phản ứng tạo nhiệt độ và gây phù ngoài da do tình trạng giữ nước của da. Kèm theo ngứa, phát ban, da nóng, khô da gây bong tróc….

 

* Biểu hiện toàn thân

Dấu hiệu toàn thân của phản ứng dị ứng thời tiết có thể gặp đó là rối loạn hô hấp gây khó thở, tụt huyết áp gây choáng, có thể bị hôn mê, rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy….

Hầu hết các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết dễ nhận biết, sau khi tiếp xúc với khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh  rồi gặp phải các triệu chứng này thì bạn nên suy nghĩ tới khả năng cơ địa dị ứng thời tiết. Nếu như muốn xác định chắc chắn có phải mắc bệnh dị ứng thời tiết hay không thì bạn có thể tiến hành thực hiện một số xét nghiệm để biết chính xác bệnh một cách chắc chắn.

 

>> Tham khảo thêm: Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa và cách điều trị

Bệnh dị ứng thời tiết thường gặp mùa nào trong năm 

Các triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, công việc vì vậy để không phải đối mặt với tình trạng dị ứng thời tiết thì bạn nên tiến hành biện pháp phòng ngừa bệnh từ sớm. Những mùa trong năm có nguy cơ xuất hiện bệnh dị ứng thời tiết cao mà bạn nên cảnh giác như:

  • Mùa hè dễ gây dị ứng thời tiết

Triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết

Thời điểm mùa hè nóng bức là lúc khả năng gây dị ứng cao hơn do lúc này nhiệt độ tăng cao gây phản ứng dị ứng. Hơn nữa mùa hè cũng là mùa có các tác nhân môi trường như nấm mốc, bụi phấn hoa, bụi nhà…chúng có thể kết hợp gây nên tình trạng dị ứng.

* Phòng ngừa: Chú ý làm mát cơ thể và thay đổi môi trường sống sạch sẽ giúp phòng ngừa dị ứng.

  • Mùa Đông gây dị ứng thời tiết

trieu-chung-benh-di-ung-thoi-tiet-3

Thời điểm mùa đông lạnh giá dễ gây phản ứng dị ứng, nhiệt độ xuống thấp dưới 18 độ C sẽ làm gia tăng sự chênh lệch nhiệt đọ cơ thể gây dị ứng.

 

* Phòng ngừa: Đối với những người có cơ địa dị ứng với khí hậu lạnh thì nên giữ ấm vào mùa đông và hạn chế tiếp xúc với nước lạnh giá.

 

Bệnh dị ứng thời tiết không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng những ảnh hưởng của bệnh gây ra ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bạn vì vậy nên việc tìm hiểu các triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết ở trên là biện pháp xử lý cần thiết giúp ích cho việc điều trị bệnh dị ứng.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn: https://vimed.org/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:25

Một số bài tập yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

  • PDF.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xương khớp gây đau đớn ở nhiều người. Nhiều người bệnh thường có xu hướng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế vận động cũng như tập Yoga. Vậy quan niệm này có đúng hay không và người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Yoga không? Người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.

 

Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Yoga?

Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Yoga không?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phổ biến có thể gây đau đớn và suy nhược cơ thể. Trong một số trường hợp người bệnh có thể bị đau, yếu và tê ở tứ chi.

Do tình trạng đau, đặc biệt là khi di chuyển nên nhiều người bệnh thường có xu hướng hạn chế di chuyển, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi cũng như không thực hiện các bài tập thể dục và các động tác yoga. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm và có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực hiện các bài tập yoga có thể hỗ trợ kéo giãn cột sống và hỗ trợ điều trị một số bệnh xương khớp

 

Theo các chuyên gia xương khớp, thường xuyên vận động, tăng cường tập thể dục và thực hiện các bài tập yoga có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau, tăng độ đàn hồi và sức bên của xương. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện hầu hết các bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

 

Những người bị thoát vị đĩa đệm cũng như thoái hóa khớp có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và tiến hành luyện tập yoga để tăng cường sức khỏe xương khớp. Các bài tập kéo dài và uốn cong có thể hỗ trợ phục hồi, kéo giãn gân và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý bao gồm cả bệnh xương khớp, huyết áp, tim mạch.

 

Tuy nhiên, người bệnh xương khớp hoặc thường xuyên đau lưng nên chú ý đến các động tác yoga. Một số động tác có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và đau đớn hơn. Vì vậy, luôn luôn luyện tập với sự hướng dẫn của một huấn luyện viên yoga. Không tự ý luyện tập để tránh các chấn thương không mong muốn.

 

>> Tham khảo thêm: Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ?

Một số bài tập yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Có khá nhiều tư thế yoga được hướng dẫn bởi các chuyên gia xương khớp hoặc huấn luyện viên yoga có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm và giảm đau lưng. Các tư thế phổ biến thường bao gồm:

1. Tư thế con lạc đà

Để thực hiện tư thế này, người bệnh tham khảo các bước bao gồm:

  • Quỳ gối trên sàn nhà và giữ cả hai tay trên hông kết hợp hít thở đều đặn.

  • Sau đó nghiêng người sang bên phải, dùng tay phải chạm hoặc nắm vào lòng bàn chân phải. Tương tự, dùng tay trái chạm hoặc nắm vào lòng bàn chân trái và ngửa đầu ra sau kết hợp thở ra. Nếu có thể, người tập có thể chống hai tay lên thắt lưng và từ từ ngửa đầu ra sau, cuối cùng là chống hai tay xuống sàn nhà.

  • Kế đó, người tập căng thẳng hai tay, lực đổ về cạnh tay đồng thời rướn người về phía trước để đùi vuông góc với sàn nhà.

  • Lúc này đầu người tập ngửa ra sau, mắt nhìn chóp mũi, vai thả lỏng.

  • Giữ tư thế trong 10 – 20 giây sau đó hạ cánh tay xuống, nghiêng người sang bên phải và ngồi dậy.

  • Thu người về tư thế em bé, trán, mũi chạm sàn, hai tay xuôi dọc theo cơ thể và thư giãn đầu óc.

 

Tư thế con lạc đà giúp cột sống dẻo dai, mềm mại và hỗ trợ điều trị một số bệnh về thắt lưng

2. Tư thế châu chấu

Thực hiện tư thế châu chấu có thể tăng cường sức mạnh của chân, lưng dưới và hỗ trợ điều trị một số bệnh xương khớp như thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm. Các bước thực hiện như sau:

  • Nằm sấp với hai chân duỗi thẳng ra phía sau, bụng và bàn chân áp sát sàn nhà.

  • Đặt hai cánh tay xuống sàn, dọc theo hông, lòng bàn tay úp xuống.

  • Đặt cằm sát sàn nhà.

  • Khi hít vào nâng ngực, đầu, chân và cánh tay lên khỏi mặt đất.

  • Giữ chân thẳng và cánh tay cố định ở hai bên cơ thể kết hợp với việc hít thở đều.

  • Để yên tư thế trong 10 – 20 giây sau đó quay về tư thế em bé và thư giãn.

 

Tư thế châu chấu tăng cường sức mạnh của lưng và cột sống, hỗ trợ điều trị một số bệnh xương khớp

3. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang hỗ trợ uốn cong lưng, tăng cường sức mạnh cho vai, cánh tay và kéo căng cơ ở phần trước của thân. Để thực hiện tư thế, người tập thực hiện như sau:

  • Nằm sấp trên sàn nhà với hai lòng bàn tay úp xuống để song song dưới vai, chân duỗi thẳng ra phía sau.

  • Ấn các ngón chân xuống sàn nhà, áp sát khuỷu tay vào cơ thể và siết chặt xương bả vai vào nhau.

  • Khi hít vào kết hợp đẩy tay ra và nâng ngực lên khỏi mặt đất và giữ thẳng cánh tay. Giữ vai thư giãn, không tạo áp lực lên vai. Bàn chân, chân và hông được cố định trên sàn nhà.

  • Giữ yên tư thế trong 10 – 15 giây trước khi trở về tư thế em bé và thư giãn.

Tư thế rắn hổ mang giúp kéo căng lưng, cột sống và cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

4. Tư thế tam giác

Tư thế tam giác hỗ trợ kéo dài lưng, tăng cường sức mạnh cho chân, hỗ trợ điều trị viêm đau khớp hoặc cải thiện tình trạng đau lưng, thoát vị đĩa đệm. Các bước thực hiện như sau:

  • Người tập đứng thẳng trên thảm với chân mở rộng hơn hông.

  • Xoay bàn chân trái một góc khoảng 45 độ, sau đó xoay chân phải một góc 90 độ, sao cho gót chân phải thẳng hàng với phần ở giữa chân trái.

  • Khi hít vào kết hợp nâng tay cao ngang vai, lòng bàn tay hướng xuống. Hai vai và vai thư giãn, không tạo áp lực lên vai.

  • Nghiêng người về phía trước, chạm tay phải vào chân phải hoặc sàn nhà. Nếu không thể chạm được chân, người tập có thể kéo dài khoảng cách giữa hai chân.

  • Duỗi tay trái lên trần nhà, lòng bàn tay hướng ra phía trước, giữ vai trái ngửa ra phía sau. Hướng đầu theo tay trái, giữ cho cột sống thẳng.

  • Giữ yên tư thế trong 10 – 30 giây kết hợp hít vào thở ra đều đặn.

  • Trở về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với phía bên phải cơ thể.

Tư thế tam giác có thể hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, cải thiện tình trạng đau lưng dưới

5. Tư thế chó úp mặt

Đây là một tư thế yoga cơ bản và tương đối dễ thực hiện. Tư thế này có thể tăng cường sức mạnh của cơ bụng, tác động lên chân, hỗ trợ cải thiện các cơn đau ở lưng dưới và chân.

Để thực hiện tư thế, người tập thực hiện như sau:

  • Người tập quỳ trên chân chân và hai tay, đầu gối mở rộng và hông, hai tay mở rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng.

  • Khi hít vào dồn lực đều vào hai lòng bàn tay, ép tay xuống sàn nhà và nâng đầu gối khỏi sàn nhà.

  • Duỗi thẳng đầu gối và chân hết mức có thể, gót chân chạm sàn nhà xuống sàn nhà. Tuy nhiên hầu hết những người mới tập đều không thể chạm gót chân xuống sàn nhà.

  • Giữ yên tư thế trong 15 – 30 giây kết hợp hít thở đều đặn.

  • Hạ thấp đầu gối xuống thảm để trở về tư thế ban đầu.

Tư thế chó úp mặt có thể kéo giãn chân, cột sống và hỗ trợ cải thiện tình trạng đau lưng

Các tư thế yoga có thể hỗ trợ phục hồi, giảm đau và kéo giãn cột sống. Tuy nhiên, khi luyện tập cần chú ý thực hiện đúng tư thế để tránh khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và dẫn đến chấn thương. Do đó, luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn hoặc huấn luyện viên yoga trước khi luyện tập.

Các tư thế yoga cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm

Một số tư thế yoga có thể gây ảnh hưởng đến cột sống bằng cách gây ra lực nén quá mức giữa các đĩa đệm. Điều này làm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên tránh thực hiện một số tư thế sau:

  • Ngồi gập về phía trước (Paschimottanasana): Tư thế này yêu cầu người bệnh gập người về phía trước khi chân đang duỗi thẳng. Điều này làm giãn cột sống tuy nhiên có thể gây áp lực lên các đĩa đệm gây thoái hóa hoặc phồng lồi đĩa đệm.

  • Tư thế con bướm (Baddha Konsana): Đây là tư thế ngồi mà lòng bàn chân chạm vào nhau. Điều này có thể kéo căn cơ đùi, bụng và đùi trong nhưng cũng gây ảnh hưởng xấu đến lưng dưới.

  • Tư thế vặn mình (Marichyasana): Đây là tư thế yêu cầu người tập ngồi duỗi một chân ra và chân còn lại uốn cong. Sau đó đặt cánh tay bao quanh đầu gối và uốn cơ thể về phía trước. Điều này có thể khiến các đĩa đệm ở lưng dưới bị chèn ép và gây đau nghiêm trọng.

  • Tư thế compa (Upavistha Konsana): Tư thế này yêu cầu người tập mở rộng một tư thế 180 độ sau đó uốn cong cơ thể về phía trước. Điều này có thể kéo dài cột sống và lưng dưới, tuy nhiên có thể gây áp lực lên các đĩa đệm.

Thực hiện các tư thế yoga có thể tăng cường cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt của cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần cân nhắc các điều kiện y tế cụ thể để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở người thoát vị đĩa đệm, việc luyện tập cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và luyện tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên yoga.

Một số lưu ý để luyện tập yoga an toàn

Các bài tập yoga hỗ trợ tăng cường sức khỏe và thư giãn đầu óc. Tuy nhiên, các bài tập đòi hỏi sự chính xác để tránh chấn thương. Do đó, khi tập yoga người tập cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không vượt qua giới hạn của bản thân: Yoga tập trung vào sự hướng nội và cảm giác yên bình, do đó không nên luyện tập quá sức khiến cơ thể mệt mỏi và căng thẳng. Không nên so sánh bản thân và những người tập khác, hãy chú ý cơ thể và tâm trí của bản thân.

  • Lắng nghe cơ thể: Lắng nghe chuyển động cơ thể và hơi thở của bản thân để điều chỉnh các động tác phù hợp.

  • Thực hiện các động tác phù hợp: Những người có bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm cần luyện tập yoga thận trọng, tránh các động tác có thể gây hại cho lưng và đĩa đệm.

  • Trao đổi với huấn luyện viên: Việc luyện tập yoga đòi hỏi sự chính xác trong các động tác, do đó đăng ký một lớp học yoga cho người mới bắt đầu để được hướng dẫn cụ thể. Trao đổi với huấn luyện viên nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Một số tư thế yoga được cho là an toàn và phù hợp để luyện tập khi bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau đớn và khó khăn khi luyện tập, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị. Không tự ý luyện tập mà không được chỉ định hoặc hướng dẫn của người có chuyên môn.

Nguồn: https://vhea.org.vn/


Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:25

You are here Tin tức