• Phone: 02353.815.000
  • Hotline:02353.815.000
  • Giám đốc:

Tin tức – sự kiện

TOP 6 Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bệnh trĩ

  • PDF.

 

Cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất nhanh, điều này như một giải pháp dành cho người bị trĩ nếu muốn khỏi bệnh nhanh thì cần cân nhắc ngay lại chế độ ăn uống của mình. Sau đây là 6 loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bệnh trĩ mà mọi người nên lưu ý. 

 

Tiến sĩ Wolf ở Mỹ nói rằng: ” Với người bệnh trĩ điều quan trọng nhất là thêm chất xơ vào chế độ ăn uống. Tốt nhất người bệnh trĩ nên bổ xung nhiều chất xơ vào bữa ăn từ 20-30g chất xơ mỗi ngày có trong thực phẩm tốt cho người bị trĩ. Hãy thử một chất bổ sung chất xơ psyllium, chẳng hạn như Metamucil hoặc một chất tương đương chung. Nếu psyllium gây ra khí hoặc đầy hơi, hãy thử một chất bổ sung có chứa dextrin lúa mì hoặc methylcellulose.”

6 Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bệnh trĩ nên dùng

Cập nhập những lợi ích mà chất xơ mang lại không thể kể hết được, nhưng với người bị bệnh trĩ thì lại càng quan trọng khi ăn nhiều chất xơ có thể làm thuyên giảm căn bệnh này sớm. Được biết chất xơ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng, dễ đại tiện nên khi ăn nhiều chất xơ sẽ làm cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn, không phải mất sức, giảm tác động lên thành tĩnh mạch búi trĩ. Với người bị bệnh trĩ ăn nhiều chất xơ có thể giảm bệnh, với người không bị trĩ ăn chất xơ có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh bùng phát. Thực phẩm đáng để thêm vào danh sách thực đơn hàng ngày người bệnh trĩ nên biết gồm:

1/ Rau xanh

   

Trong rau xanh có một nguồn chất xơ dồi dào, nhóm thực phẩm này thực sự tốt cho người bị bệnh trĩ, giảm bệnh đường tiêu hóa. Thành phần chính trong rau xanh là các chất xơ và ngoài ra còn có chứa một số vitamin tốt cho sức khỏe. Người bị bệnh trĩ nên thêm vào thực đơn bữa ăn của mình các món rau như: Rau thìa, cải bó xôi, bắp cải, cải thảo, rau lang, rau muống, rau ngót , rau cải xoang… được chế biến thành các món luộc, salat phù hợp tốt cho người bị bệnh trĩ.

2/ Trái cây tươi 

Các loại quả tươi có chứa chất xơ tốt cho sức khỏe bao gồm: Chuối quả, táo, bưởi, cam, mãng cầu, xoài,.. Nên bổ sung quả tươi mỗi ngày vừa cung cấp chất xơ lại dung nạp tốt các loại vitamin A, B, C, E, giúp bền thành mạnh tốt cho sức khỏe người bị trĩ.

Một số loại quả tươi nên bổ sung gồm: Quả chuối, táo, bưởi, cam, mãng cầu, xoài…

 

3/ Củ tươi 

Củ tươi cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho người bị trĩ, bởi thành phần của nhiều loại củ tươi chứa thành phần chủ yếu là chất xơ.

Bao gồm các chất sau: Cà rốt, củ cải, củ dền đỏ, củ khoai lang, khoai tây…

 

4/ Các loại ngũ cốc 

Thực phẩm có thành phần chất xơ được khuyến khích nên dùng cho người bị bệnh trĩ bao gồm bột yến mạch, bột mì, bột ngô…. Các loại thực phẩm được chế biến từ các loại bột này bao gồm: bánh mì, mì ống, bánh mềm…

 

5. Các loại đậu

Các loại đậu giàu chất xơ nên ăn bao gồm: đậu đen, đậu xanh, đậu ngự, đậu đũa, đậu lăng, … Được chế biến thành các món ăn hầm hoặc món súp sẽ rất tốt cho người bị bệnh trĩ. Những người bị bệnh trĩ nên chú ý hơn tới các món ăn này sẽ rất tốt cho sức khỏe.

 

Đọc thêm: Bị bệnh trĩ nên ăn gì kiêng gì?

 

6/ Vỏ của loại trái cây 

Hãy thưởng thức vỏ của một số loại trái cây bởi nguồn chất xơ dồi dào trong đó, bao gồm dưa chuột, lê, ổi, táo… Các loại vỏ trái cây này thường được chúng ta gọt bỏ đi nhưng từ bây giờ hãy rửa sạch và ngâm nước muối 15 phút khử khuẩn và ăn cả vỏ nếu muốn để bổ sung hàm lượng chất xơ tốt cho sức khỏe.

 

Tìm hiểu thêm: Cắt trĩ có nguy hiểm không?

 

Người bị trĩ nên cân nhắc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bệnh trĩ nhằm giảm táo bón, chữa trị bệnh táo bón khỏi nhanh. Người bệnh có thể phối hợp các nguồn chất dinh dưỡng trên ngay và luôn, đừng trì hoãn nếu không muốn bệnh tình của mình ngày một  trầm trọng thêm.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

8 thói quen tốt giúp hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả

  • PDF.

Để cải thiện tình trạng bệnh trĩ, việc thay đổi một số thói quen hàng ngày sao cho hợp lý cũng tỏ ra khá hiệu quả, không thua kém gì so với việc sử dụng thuốc . Mời các bạn tham khảo những thói quen chữa bệnh trĩ tốt được các chuyên gia chia sẻ dưới đây.

8 thói quen chữa bệnh trĩ bạn cần biết

1. Uống nhiều nước

Thường thì khi bạn làm việc quá tập trung thì ít khi chú trọng đến việc uống nước khiến cho cơ thể thường xuyên trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Điều này gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó phải kể đến các căn bệnh ở đường tiêu hóa như táo bón hay bệnh trĩ.

Uống nhiều nước- thói quen chữa bệnh trĩ tại nhà

Chính vì vậy hãy rèn cho mình thói quen uống nhiều nước mỗi ngày. Dù bận rộn cũng luôn nhắc nhở bản thân phải uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát. Thói quen uống nhiều nước sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng tồn đọng phân trong đường ruột kéo dài gây ra bệnh trĩ.

Nguồn nước uống bổ sung cho cơ thể không chỉ có nước lọc mà còn tính luôn cả nước trái cây hay nước luộc rau, canh… Việc uống nhiều nước chính là thói quen chữa bệnh trĩ đơn giản nhưng hữu hiệu đối với mọi trường hợp

 

2. Ăn nhiều chất xơ

Rau xanh, trái cây tươi hay các loại ngũ cốc nguyên hạt chính là nguồn chất xơ dồi dào mà người mắc bệnh trĩ nên ăn thường xuyên. Chắc hẳn bạn cũng biết rằng chất xơ là nguồn dưỡng chất không thể thiếu đối với cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Thói quen ăn nhiều chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, làm mềm phân, từ đó ngăn ngừa được hiện tượng táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả hơn.

 

Một điểm cần lưu ý là khi bị bệnh trĩ bạn không nên kết thân với các loại gia vị cay nóng hay các chất kích thích bởi chúng có thể làm gia tăng phản ứng sưng viêm  ở búi trĩ và kích ứng đường ruột gây táo bón và nhiều chứng bệnh ở đường tiêu hóa khác.

 

3.Ăn uống đúng giờ giấc

Đây cũng là thói quen chữa bệnh trĩ tại nhà nhiều người còn chưa chú trọng thực hiện. Theo các chuyên gia tiêu hóa, việc ăn uống thất thường không tuân theo một giờ giấc nhất định sẽ làm xáo trộn hoạt động sinh lý của đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng, táo bón và khiến cho bệnh trĩ ngày càng trầm trọng.

Ăn đúng giờ- thói quen chữa bệnh trĩ

Do vậy để phòng ngừa  và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bạn nên quý trọng bản thân mình hơn bằng cách ăn uống đúng giờ giấc. Đây cũng là cách bào vệ dạ dày và bù đắp năng lượng kịp thời cho cơ thể sau những giờ làm việc mệt mỏi .

 

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì?

 

4. Đi lại bất cứ khi nào có thể

Một trong những lý do khiến dân văn phòng là đối tượng chiếm tỷ lệ mắc trĩ nhiều nhất là do đặc thù công việc của họ phải ngồi một chỗ trong thời gian dài. Hậu quả là vùng xương chậu lớn cũng như các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng phải chịu sức ép rất nặng và tất nhiên điều này diễn ra lâu ngày sẽ dẫn đến sự hình thành của búi trĩ.

 

Nếu mắc bệnh trĩ vì lý do này bạn càng nên rèn cho mình thói quen đi lại, vận động bất cứ khi nào có thể. Hãy tận dụng những khoảng thời gian đi vệ sinh, đi uống nước để vận động nhiều nhất có thể. Cứ sau 1-2 tiếng làm việc bạn nên đứng lên và đi lại khoảng 5 phút. Điều này không chỉ giúp tinh thần được thư giãn mà còn tránh ứ trệ khí huyết và giảm tải áp lực cho khu vực hậu môn trực tràng.

 

5. Tập thể dục mỗi ngày

Tập thể dục- thói quen chữa bệnh trĩ

Thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao là một thói quen chữa bệnh trĩ rất tốt mà các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến khích bệnh nhân thực hiện. Sở dĩ bạn nên tập thể dục mỗi ngày bởi việc vận động cơ thể sẽ giúp cho tuần hoàn máu được cải thiện và nâng cao chức năng tiêu hóa, bài tiết của dạ dày cũng như đường ruột.

 

6. Kiểm soát tốt căng thẳng

Một lối sống khoa học, lành mạnh và nói không với căng thẳng không chỉ tốt cho sức khỏe toàn diện mà nó còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Bởi khi đầu óc quá căng thẳng cơ thể sẽ giải phóng ra nhiều hormone khiến hệ tiêu hóa phát sinh nhiều vấn đề như biếng ăn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón…Và lẽ dĩ nhiên nếu bạn không có biện pháp tốt để kiểm soát căng thẳng trong một thời gian dài thì bệnh trĩ có thể ghé thăm bất cứ lúc nào.

 

Để giảm stress bạn nên sắp xếp lại kế hoạch làm việc cho hợp lý, tham gia thể thao hay các hoạt động giải trí để tinh thần luôn được thoái mái.

 

7. Đại tiện đúng giờ và đi ngay khi có nhu cầu

Đây chắc chắn là một thói quen chữa bệnh trĩ hữu ích mà bạn không nên bỏ qua. Bạn nên hình thành cho mình thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy.

 

Bên cạnh đó cũng cần chú ý đi đại tiện ngay khi có nhu cầu bởi càng ở lâu trong đường ruột phân càng trở nên khô cứng, khó đi cầu và khiến cho bệnh trĩ nặng hơn. Ngoài ra việc vừa đi ngoài vừa đọc báo, chơi điện thoại trong nhà vệ sinh hay rặn quá mạnh cũng là những thói quen cần phải loại bỏ trong thời gian sớm.

 

8. Vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ

Hiện nay có rất nhiều người vẫn giữ thói quen dùng khăn giấy lau chùi sau khi đi vệ sinh. Điều này có thể khiến cho búi trĩ sưng to hơn do bị giấy cọ vào. Hơn nữa hậu môn trực tràng cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh , nếu bạn không có thói quen vệ sinh hậu môn sạch sẽ thì khu vực vùng kín dễ bị nhiễm trùng và bị kích ứng hậu môn gây ra bệnh trĩ.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Bệnh trĩ nội độ 1: Phát hiện sớm có thể chữa khỏi

  • PDF.

Bệnh trĩ nội độ 1: Phát hiện sớm có thể tự chữa khỏi bằng phương pháp đơn giản. Do đó, ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh trĩ nội độ 1 hãy can thiệp ngay, đừng để bệnh tiến triển thành trĩ nội độ 2, 3, 4 khiến việc chữa trị phức tạp.

 

Bệnh trĩ nội khó phát hiện và khó chữa trị hơn bệnh trĩ ngoại. Tuy nhiên, với mức độ bệnh trĩ nội nhẹ như bệnh trĩ nội độ 1 thì việc chữa khỏi là hoàn toàn có thể và cách điều trị cũng không có gì phức tạp.

Bệnh trĩ nội độ 1 là gì?

Bệnh trĩ nội độ 1

Bệnh trĩ nội độ 1

Muốn biết bệnh trĩ nội độ 1 là gì bạn cần hiểu về khái niệm bệnh trĩ nội. Khác với trĩ ngoại, bệnh trĩ nội là sự xuất hiện các búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn, chỉ khi bệnh phát nặng thì búi trĩ mới sa ra ngoài hậu môn và lúc này người bệnh mới có thể nhìn thấy, sờ thấy được. Căn cứ vào biểu hiện, mức độ mà bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ: 1, 2, 3, 4.

Như vậy, bệnh trĩ độ 1 là giai đoạn đầu và cũng là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ nội.

Cách nhận biết triệu chứng trĩ nội độ 1

Nếu như bệnh trĩ ngoại búi trĩ xuất hiện bên ngoài hậu môn và có thể cảm nhận ngay từ khi mới phát hiện thì việc nhận biết biểu hiện bệnh trĩ nội độ 1 thường khó khăn hơn nhiều.

Thông thường, dấu hiệu bệnh trĩ nội độ 1 thường được phát hiện một cách tình cờ thông qua việc nhận thấy có một chút máu dính ở giấy vệ sinh, ở phân. Rồi dần dần máu chảy ra nhiều hơn khi bệnh đã xuất hiện được một thời gian. Ngoài ra, ở cấp độ này một số bệnh nhân còn thấy đau hậu môn khi đi đại tiện.

Đại tiện ra máu - dấu hiệu sớm của bệnh trĩ nội độ 1

Đại tiện ra máu – dấu hiệu sớm của bệnh trĩ nội độ 1

Bệnh trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?

Bệnh nhân bị trĩ ở giai đoạn này nếu phát hiện được và chữa trị kịp thời sẽ không có gì phải lo lắng. Ngoài gây khó khăn trong sinh hoạt như đi lại, lúc đi đại tiện ra thì chúng không ảnh hưởng tới tính mạng của người mắc bệnh. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan không chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn gây nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, viêm nhiễm,… nguy hiểm.

Bệnh trĩ nội độ 1 uống thuốc có khỏi không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người bệnh đặt ra, theo các bác sĩ chuyên khoa, ở giai đoạn nhẹ này, việc uống thuốc kết hợp thay đổi lối sống, sinh hoạt có thể giúp bạn điều trị khỏi hoàn toàn bệnh trĩ nội độ 1. Sau đó, người bệnh tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh đó để ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

 

>> Tìm hiểu thêm: Trĩ hỗn hợp là gì? Có nguy hiểm không?

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1

Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 hiệu quả nhấtCách chữa bệnh trĩ nội độ 1 hiệu quả nhất

1. Thuốc điều trị bệnh trĩ nội độ 1 (nội khoa)

Điều trị bệnh trĩ nội ở cấp độ 1 thường đơn giản, chỉ cần áp dụng phương pháp nội khoa bằng thuốc uống, thuốc đặt mà bác sĩ chỉ định giúp:

  • Kháng viêm, giảm đau rát, cầm máu: Khắc phục chứng đi ngoài ra máu, đau rát, viêm ngứa hậu môn.

  • Tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng: Trị táo bón.

  • Chống co thắt đại tràng và chống tăng trương lực thành mạch: Đám rối tĩnh mạch trĩ co lại làm tiêu búi trĩ.

+ Đối với thuốc uống: Thường dùng là thuốc chứa hoạt chất rutin (còn gọi là vitamin P), tác động đến tĩnh mạch trĩ. Có thể dùng thêm: kháng sinh (nhóm penicillin, cephalosporin…); thuốc chống viêm, giảm đau (ibuprofen, naproxen…); thuốc nhuận tràng,…

+ Đối với thuốc đặt: Có chứa các thành phần: bảo vệ và làm bền chắc tĩnh mạch (bismuth subgallate, resorcinol, tannic acid, zinc oxide), sát trùng (boric acid, neomycin, phenylmercuric nitrate và oxyquinlone), và các loại vitamin, dưỡng chất khác.  Được sử dụng phổ biến là viên đạn trĩ Protolog.

Ngoài ra, với một số người “ngại dùng” thuốc tân dược thì có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian, bài thuốc Đông y để chữa bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà cũng rất hiệu quả và an toàn, dễ thực hiện. Có thể kể đến: Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá, dầu dừa, lá vông nem, quả sung,…

2. Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà bằng dân gian

  • Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 bằng rau diếp cá: Mỗi ngày uống 1 cốc nước rau diếp cá tươi, kết hợp nấu nước lá diếp cá dùng xông hậu môn khi nóng và lấy nước khi nguội để rửa hậu môn. Thực hiện đều đặn hàng ngày giúp loại bỏ những khó chịu do bệnh trĩ nội độ 1 gây ra nhanh chóng, đồng thời cách này cũng chữa táo bón rất hay.

  • Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng dầu dừa: Đổ dầu dừa nguyên chất vào khay nước đá có thể điều chỉnh kích thước vừa phải để làm thuốc đặt hậu môn, để trong ngăn đá tủ lạnh khoảng 2h. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bạn lấy 1 viên đá ra đặt vào hậu môn. Cách này cũng được dùng đối với cấp độ trĩ nặng hơn bằng cách đặt thuốc 2-3 viên mỗi ngày.

LỜI KHUYÊN GIÚP CHỮA BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 1 NHANH KHỎI

Một số sai lầm mắc phải trong quá trình điều trị có thể khiến bệnh trĩ nội độ 1 khó chữa khỏi và thậm chí là nặng thêm, hoặc dễ dàng tái phát sau đó. Vì vậy một số nguyên tắc quan trọng sau bạn nên chú ý thực hiện để thời gian chữa trị được rút ngắn và điều trị bệnh tận gốc, tránh tái diễn sau này:

  • Ăn uống: Ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin và chất xơ, uống nhiều nước hơn; tránh thực phẩm cay nóng, kiêng rượu bia và các đồ uống có cồn, có gaz khác,….

  • Sinh hoạt: Tránh căng thẳng, cố gắng giữ tinh thần thư giãn và thoải mái nhất.

  • Tập luyện: Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, năng vận động tránh ngồi đứng một chỗ trong thời gian quá dài, điều này giúp hỗ trợ đắc lực trong việc chữa dứt điểm bệnh trĩ nội độ 1.

  • Đại tiện: Tập thói quen đại tiện hàng ngày vào khung giờ cố định và vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đúng cách sau đó.

Để chữa bệnh trĩ nội độ 1 không khó, bạn chỉ cần cố gắng chăm chỉ tập luyện, tạo cho mình một chế độ ăn uống tốt, đi vệ sinh đều đặn, đúng cách và sử dụng một vài bài thuốc đơn giản ở trên. Chúc bạn sớm loại bỏ hoàn toàn căn bệnh đáng ghét này!

>> Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ nội độ 2 và cách điều trị

 

Nên làm gì để phòng tránh bệnh trĩ tái phát

  • PDF.

Đừng nghĩ rằng mình đã chữa khỏi mà không lo lắng bệnh sẽ quay trở lại, bởi theo tính chất căn bệnh này thì ngay cả khi bạn đã trả qua phẫu thuật trị bệnh trĩ thì bạn vẫn có khả năng đối mặt với bệnh trĩ tái phát về sau. 

 

Nhưng cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần biết rõ nên làm gì để tránh bệnh trĩ tái phát và thực hiện một cách nghiêm túc thì không cần lo lắng tác hại bệnh trĩ có thể gặp phải nữa. Các cách phòng tránh bệnh trĩ tái phát do bác sĩ đưa ra dưới đây giúp mọi người cảnh giác hơn về căn bệnh này nhé! 

Bác sĩ khuyên nên làm gì để tránh bệnh trĩ tái phát

Bác sĩ Hoàng Văn Tùng chỉ ra rằng: “Sau khi đã áp dụng các cách chữa trị bệnh trĩ dứt điểm hoàn toàn các triệu chứng bệnh trĩ, lúc này bước tiếp theo nên làm là nên phòng ngừa các búi trĩ có thể hình thành trở lại. Sau khi đã bị trĩ thì các tĩnh mạch hậu môn rất yếu dễ bị co giãn khi có kích thích, áp lực khiến bệnh trĩ quay trở lại nên cần phải tiến hành chăm sóc, sinh hoạt đúng cách ngừa trĩ tái phát. ” 

 

Quá trình phòng ngừa bệnh trĩ phát người bệnh cần lưu ý những điểm quan trọng bao gồm:

+ Những điều nên làm: 

 

  • Cân chỉnh chế độ ăn uống:

Việc ăn bằng chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh trĩ nhanh hơn mà ăn uống đúng cách có thể ngăn chặn bệnh trĩ xuất hiện. Lên thực đơn hàng ngày phòng ngừa bệnh trĩ tái phát nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, củ và quả tươi vì các loại thực phẩm nhóm này nhiều chất xơ và vitamin giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực khi đi đại tiện ngăn ngừa bệnh trĩ.

Chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh trĩ

 

  • Uống đủ nước mỗi ngày

Nên bổ sung đủ nước mỗi ngày bằng cách uống nước lọc, nước ép hoặc ăn các món ăn nhiều nước để bù nước cho cơ thể, lợi tiêu hóa giảm táo bón. Giảm nguyên nhân tác động gây bệnh trĩ thì bệnh trĩ sẽ không có khả năng quay trở lại.

Người trưởng thành nên uống từ 2,5-3,5 lít nước mỗi ngày để phòng ngừa bệnh trĩ và nhiều căn bệnh khác như sỏi thận, bệnh tiểu đường, dạ dày…

  • Thể dục điều độ

Giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn gây bệnh trĩ thì thói quen thể dục điều độ thường xuyên là không thể thiếu. Tập thể dục đúng cách, vừa sức giúp tăng cường sức khỏe, làm bền thành mạch hậu môn, giảm sự giãn nở quá mức gây trĩ. Thế nên đối với những người muốn ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát thì nên bỏ thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày rèn luyện một số môn thể thao vừa sức, có lợi như: Đi bộ, học bơi, tập yoga, dưỡng sinh, bài tập thể dục chân tay …

 

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

  • Nên rèn thói quen đi vệ sinh đúng giờ 

Rèn cho mình một thói quen đi vệ sinh đúng giờ cực kỳ tốt trong việc ngừa bệnh trĩ. Thường thì mọi người chờ đau bụng rồi mới đi đại tiện, nhưng thay vì thụ động bạn chỉ cần tập dành thời gian đi đại tiện vào 1 thời điểm nhất định trong ngày, thói quen này sẽ được cơ thể ghi nhớ và cứ tới giờ đó là cơ thể có nhu cầu đi đại tiện. Việc này làm giảm nguy cơ nhịn đại tiện dẫn tới bệnh trĩ.

  • Chữa dứt điểm bệnh ho mãn tính

Trường hợp ho mãn tính kéo dài, ho liên miên sẽ gây áp lực tới tĩnh mạch hậu môn và niệu đạo có thể gây bệnh trĩ hoặc đái són. Vì vậy nên chủ động trị dứt điểm bệnh này nhằm phòng ngừa bệnh một cách hợp lý.

 

+ Những điều không nên làm:

  • Không nên sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, không nên ăn các thực phẩm cay nóng hay ăn các loại thực phẩm có vị chát. Chính những tác nhân này làm tăng rối loạn tiêu hóa gây táo bón, tiêu chảy dễ gây bệnh trĩ.

  • Không làm việc quá sức, không ngồi hoặc đứng thường xuyên ở một tư thế. Tốt nhất nếu tính chất môi trường công việc ít vận động thì hãy dành 10-15 phút đi lại, tập các bài tập nhẹ nhàng giúp phòng ngừa bệnh trĩ.

Hạn chế ngồi nhiều ngăn ngừa bệnh trĩ 

  • Không ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, tránh giải trí bằng điện thoại hoặc đọc báo trong khi đi vệ sinh.

  • Không để bệnh táo bón kéo dài quá 3 ngày.

  • Không rèn luyện thể dục thể thao quá sức, tập tạ đúng cách tránh bị trĩ.

Theo bác sĩ đề cập những thói quen, lối sống sinh hoạt đúng cách phù hợp kể trên sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc khống chế bệnh trĩ tái phát trở lại. Không nên chủ quan sau khi chữa, bởi bất kì thói quen sai lầm nào không được thay đổi hoàn toàn có thể trực tiếp làm bệnh trĩ bùng phát trở lại. 

 

Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật

 

Người bệnh nếu phát hiện các triệu chứng sớm của bệnh trĩ cũng nên tới bệnh viện khám và chữa đúng cách kịp thời ngừa tác hại của bệnh nhé!

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh! 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Sau khi cắt trĩ cần kiêng cữ những gì ?

  • PDF.

 

Sau khi cắt trĩ cần kiêng cữ những gì là điều mà hầu hết người bệnh hoặc người nhà có người mổ trĩ muốn biết. Trải qua quá trình phẫu thuật mổ trĩ cơ thể mất khá nhiều máu và tiêu hao năng lượng cho cuộc  phẫu thuật nên việc chăm sóc đúng cách quyết định nhiều tới khả năng phục hồi bệnh trĩ. Tránh gặp phải sai lầm sau khi mổ trĩ hãy thực hiện chế độ kiêng cữ theo lời khuyên chuyên gia bác sĩ đưa ra dưới đây. 

Bác sĩ khuyên sau khi cắt trĩ cần kiêng cữ điều này

Theo TS, BS Phạm Hùng Cường, Nguyên trưởng khoa tiêu hóa – BV Hùng Vương cho biết. Phẫu thuật mổ bệnh trĩ là một dạng phẫu thuật độ khó ở mức trung bình, ít nguy hiểm tới sức khỏe. Sau khi mổ xong nếu biết kiêng cữ đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi, vết thương nhanh lành, bớt đau giúp bệnh nhân nhanh chóng sinh hoạt bình thường trở lại. Tuy nhiên quá trình chăm sóc người bệnh cần nhớ tuyệt đối không phạm phải một số sai lầm này ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn bao gồm:

❖ Kiêng cữ trong vận động 

 

  • Kiêng vận động mạnh: 

Sau khi mổ trĩ cần kiêng cữ những gì ?

Sau khi mổ ngày đầu tiên người bệnh sẽ được nằm tại phòng phục hồi chức năng, sang ngày thứ 2 các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đi lại nhẹ để tránh bị dính ruột sau khi phẫu thuật. Những ngày còn lại người bệnh chỉ được vận động nhẹ nhàng, tuyệt đối không được vận động mạnh làm vết mổ hở ra chảy máu, vết thương trầm trọng hơn và có thể phải đi khâu.

 

  • Kiêng quan hệ tình dục: 

Sau khi mổ trĩ cần kiêng cữ những gì ?

Sau khi mổ trĩ tuyệt đối nên kiêng quan hệ tình dục cho tới khi nào vết mổ lành hẳn. Trong quá trình quan hệ tình dục vận động mạnh sẽ làm vết thương chảy máu, lâu lành hơn. Do đó, hãy kiêng cữ ít nhất 1 tháng sau khi mổ trĩ  mới được quan hệ tình dục trở lại với tần xuất thấp.

 

  • Kiêng tập môn thể thao mạnh: 

Sau khi mổ trĩ cần kiêng cữ những gì ?

Các môn thể thao như đi xe  đạp, tập thể hình, tập tạ, môn thể thao cảm giác mạnh… Đây là những môn thể thao cần dùng sức nặng, tăng tác động tới tĩnh mạch hậu môn làm búi trĩ dễ sa xuống, tái phát trở lại. Tuyệt đối không nên tập các môn thể thao này cũng như vận động quá sức sau khi mổ trĩ sẽ làm bệnh nặng và nghiêm trọng hơn.

 

>>Nên đọc: Cắt trĩ có nguy hiểm không?

 

❖ Kiêng cữ trong ăn uống: 

Trong chế độ ăn uống sau khi mổ trĩ người bệnh cần nhớ tuyệt đối không nên bổ sung các loại dinh dưỡng như sau:

  • Không nên ăn thức ăn cay nóng:

Sau khi mổ trĩ cần kiêng cữ những gì ?

Các loại thực phẩm gia vị cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, … Đây là những thức ăn không nên ăn khi bị trĩ và sau phẫu thuật trĩ bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón, gây cảm giác đau rát sau khi đại tiện và kéo dài thời gian hồi phục của vết mổ.

 

  • Không nên ăn thực phẩm giàu chất béo:

Sau khi mổ trĩ cần kiêng cữ những gì ?

Các  món ăn chế biến dưới dạng chiên rán, xào béo ngậy cũng là thực phẩm được liệt kê vào danh sách các món ăn nên kiêng kị sau mổ trĩ. Vì chúng gây khó tiêu, là nguyên nhân gây táo bón và ảnh hưởng không tốt đến vết mổ.

 

Đọc thêm: Mới phẫu thuật cắt trĩ nên ăn gì và kiêng gì?

 

  • Kiêng sử dụng chất kích thích: 

Sau khi mổ trĩ cần kiêng cữ những gì ?

Trong suốt thời gian sau phẫu, người bệnh cần kiêng cữ hoàn toàn việc dùng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích khác. Bởi lẽ, chúng có thể gây nguy cơ làm giãn mạch, chảy máu vết mổ – vô cùng nguy hiểm. Đồng thời còn làm tăng tình trạng viêm nên tuyệt đối kiêng thực phẩm này.

  • Không ăn thực  phẩm tái, sống 

Thực phẩm chưa được đun kỹ có khả năng nhiễm khuẩn, dễ gây bệnh đường ruột rối loạn tiêu hóa, gây nhiễm trùng làm vết mổ khó lành và gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác.

 

  • Tránh lạm dụng thực phẩm tính nhuận tràng:

Bao gồm ngô, khoai lang hay bột sắn dây bởi chúng dễ  gây phù niêm mạc đường tiêu hóa.

Như vậy, thông thường sau 8 tuần sau khi phẫu thuật, rỉ dịch vết thương sẽ hoàn toàn khỏi. Nếu sau 8 tuần, vẫn thấy vết thương rỉ dịch, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế khám lại để xác định nguyên nhân vết thương rỉ hoặc viêm nhiễm.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

You are here Tin tức