Bệnh á sừng là tình trạng khô, nứt nẻ bong tróc da không hoàn toàn xuất hiện chủ yếu ở bàn tay, bàn chân, gót chân gây nên những thương tổn cho da(lớp sừng chuyển hóa còn dở dang → không chuyển hóa thành sừng được →sừng tạp, kém chất lượng).
Bệnh á sừng là gì? Thông tin khoa học về bệnh á sừng
Yếu tố khởi phát
Khí hậu: Thời tiết hanh khô rất dễ khiến da bị á sừng trở lại (đối với những người có tiền sử bị á sừng).
Thức ăn: Đối với những người từng bị á sừng nếu ăn nhiều thức ăn dễ dị ứng như: Hải sản, thịt bò, thịt gà, hành tỏi, củ cải…Bệnh sẽ bùng phát lại. Đối với những ai chưa mắc bệnh á sừng nhưng co thói quen chỉ thích ăn thịt cá, thức ăn vặt mà không thích ăn rau xanh, hoa quả dẫn đến thiếu hụt vitamin từ đó mắc phải các bệnh ngoài da trong đó có vảy nến.
Môi trường làm việc: Nhân viên rửa bát trong các quán ăn nhà hàng, thợ làm móng, tóc, người làm nội trợ, bán cá, rau củ quả… Đây là những ngành nghề mà môi trường làm việc buộc họ tiếp xúc nhiều với hóa chất. Những hóa chất này có chất tẩy rửa mạnh và độc hại dễ bào mòn da khiến da bị tổn thương, các vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập làm hại da.
Di truyền: Đây cũng là yếu tố gây nên bệnh, nếu gia đình mà cả ba lẫn mẹ đều mắc bệnh á sừng con cái có khả năng sẽ bị. Căn bệnh này thường gặp ở nữ nhiều hơn.
>>Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây bệnh á sừng
Biểu hiện của bệnh á sừng
Bong tróc da không hoàn toàn ở ngón tay, ngón chân, bàn chân hoặc bất kì vùng da khác trên cơ thể. Phần da bị á sừng sẽ ửng đỏ- rát, nếu vùng da đó bị nhiễm khuẩn thì sẽ sưng tấy.
Nếu bị á sừng ngay vào mùa hè thì vùng da đỏ rát bong tróc đó có thể xuất hiện thêm mụn nước, móng tay lỗ chỗ,sần sùi, nếu bị vào mùa đông thì tình trạng nứt da diễn ra nặng hơn, đôi khi da bị nứt toác rớm máu ở gót chân khiến đi lại gây đau đớn.
Phương pháp điều trị bệnh á sừng
Bệnh á sừng là gì? Là câu hỏi đã được giải đáp, tuy nhiên việc điều trị bệnh lại không dễ giải đáp giống như vậy. Một số người thì bị căn bệnh này đeo bám dai dẳng, có người thì khi đến tuổi trưởng thành thì tự khỏi hẳn. Nhằm điều trị cũng như ngăn không cho bệnh quay lại thì cần đạt được những yêu cầu sau:
-
Nhanh chóng làm lành những tổn thương
-
Tăng sức miễn dịch →tránh tái phát
-
Khắc phục chứng dị ứng với 1 số vật
Các bước điều trị cụ thể
Bước 1: Dùng các loại thuốc bôi tạo sừng – bạt sừng như diprosalic, axit salixilic, betnoval.
Bước 2: Kết hợp uống kháng sinh và bôi thuốc.
Bước 3: Nếu vùng da bị nhiễm khuẩn thì dùng thuốc chống nấm nizoral hoặc griseofulvin, imidazol.
Bước 4: Đối với trường hợp nặng thì cần dùng tới kháng sinh histamin và dùng corticoid.
Chẩn đoán và chỉ định của Bác sĩ da liễu
Khi sử dụng thuốc cần phải có sự chuẩn đoán chính xác về mức độ bệnh của các bác sĩ da liễu để có liều lượng thích hợp. Tự ý sử dụng thuốc không có chỉ định dễ dẫn tới tác dụng phụ, bởi các loại thuốc bôi ngoài da tuy có một nhược điểm dùng bôi nhiều, không đúng cách da sẽ bị teo, viêm da tiếp xúc…
Một số lời khuyên dành cho bệnh nhân bị á sừng
Khi bị bệnh á sừng, người bệnh không dùng tay cậy hoặc bóc vảy da. Nếu da có thương tổn mụn nước như tỉa đổ thì không được dùng tay để nặn, chọc cho mụn bị vỡ. Không nên dùng bàn chải hoặc bất kì vật dụng nào chà, kì cọ vùng da bị á sứng → Mục đích: Tránh da bị trầy xước, vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm và kéo dài.
Không ngâm rửa nhiều bởi các lớp sừng trên vùng da bi á sừng càng ẩm ướt thì càng dễ bở → Vi khuẩn tấn công lên da.
Không ngâm với nước muối bởi chúng sẽ hút hết nước trong tế bào → da bị khô, tình trạng nứt nẻ sâu thêm.
>> Tìm hiểu thêm: Bệnh á sừng nên ăn gì và kiêng gì?
Các biện pháp phòng tránh bệnh á sừng
Ăn uống: Ăn thật nhiều rau xanh, củ quả, hoa quả tươi để cung cấp đầy đủ vitamin khoáng chất cho cơ thể. Một số thực phẩm nhiều vitamin tăng miễn dịch cho da như: Cam, bưởi, đu đủ, cà rốt, bắp cải, các loại đậu, giá đỗ, rau ngót, rau bí…
Da mẫn cảm: Nếu bạn là người có làn da mẫn cảm thì nên chú ý khi tiếp xúc với hóa chất, các đồ vật dễ gây dị ứng như giày dép da. Ddeo bao tay khi giặt đồ, rửa chén, lau dọn…
Giữ ấm: Đi ra ngoài đường vào mùa lạnh thì đeo thêm găng tay, ở trong nhà nên đi tất giúp bảo vệ phần gót chân không bị nứt nẻ.
Duy trì độ ẩm: Hàng ngày sau khi vệ sinh da sạch sẽ cần bôi kem dưỡng ẩm cho da toàn thân, nhất là vào mùa đông. Nên chọn loại kem dưỡng da có chiết xuất thiên nhiên như nha đam vì vừa có tác dụng dưỡng ẩm lại chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, chống viêm.
Bệnh á sừng hoàn toàn có thể trị khỏi sớm nếu bạn biết cách chăm sóc cho vùng da bị tổn thương, thực hiện đúng liệu trình điều trị bác sĩ đặt ra, không bỏ ngang cuộc điều trị hay tự điều trị theo cách riêng tại nhà.
Nguồn: https://vcep.vn/benh-a-sung-1884.html