• Phone: 02353.815.000
  • Hotline:02353.815.000
  • Giám đốc:

Thông tin y học

Bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì để bệnh không nặng thêm?

  • PDF.

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ đang gặp phải vấn đề trong việc cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Vậy khi bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì để ngăn ngừa nguy cơ tái phát là vấn đề đang được chú trọng.

 

Đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phục hồi và cải thiện tình trạng bệnh. Ở những người có chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Chính vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, bệnh nhân mắc trĩ cần điều chỉnh chế độ ăn uống theo những hướng dẫn cụ thể dưới đây. Các bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết và tự xây dựng cho mình chế độ ăn uống thật hợp lý để phòng ngừa căn bệnh trĩ.

Bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gìChế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đối với bệnh nhân bị trĩ

1/ Người bị bệnh trĩ nên ăn gì? – Cần phải nắm rõ

Theo PGS TS Nguyễn Văn Hải, Khoa ngoại tiêu hóa – Bệnh viện nhân dân Gia Định thì ăn uống không đủ chất, táo bón thường xuyên chính là những nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu và làm cho tình trạng bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, để phòng tránh và ngăn ngừa táo bón mỗi người nên tự bổ sung các loại thực phẩm nhuận tràng đồng thời cung cấp đủ lượng dưỡng chất để đảm bảo sự duy trì ổn định của trực tràng, hậu môn. Trong đó, phải kể đến các nguồn thực phẩm như:

1- Uống đủ nước – Vấn đề thiết yếu đối với bệnh nhân trĩ

Các chuyên gia đầu ngành khuyên rằng, mỗi ngày nên cung cấp đủ 2-2,5 lít nước để phục vụ cho việc chuyển hóa và đào thải chất độc bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, nước còn làm tăng khả năng làm mềm phân, tăng cường sức bền cho tĩnh mạch và giảm triệu chứng viêm búi trĩ.

Có rất nhiều phương pháp bổ sung nước như uống trực tiếp, dùng nước canh, nước ép trái cây,… Mỗi sáng thức dậy, nên uống khoảng 250 – 500ml nước mát để giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn. Bổ sung nước thường xuyên, kể cả khi chưa có dấu hiệu khát nước. Các loại nước ép trái cây được khuyến khích sử dụng để tăng cường vitamin và sức đề kháng cho cơ thể.

2- Cung cấp đủ chất xơ mỗi ngày cho bệnh nhân mắc trĩ

Thực phẩm giàu chất xơ có khả năng giữ nước bên trong ruột và làm mềm phân, dễ đào thải ra bên ngoài hơn. Chính vì thế, bệnh nhân bị trĩ cần cân bằng thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn của mình để đảm bảo cho quá trình đào thải. Sau đây là một số loại thực phẩm giàu chất xơ cần được chú ý như là:

– Súp lơ xanh: Thực ra, trong các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bina đều có chứa lượng lớn vitamin K, C cùng lượng lớn chất xơ. Các loại vitamin này giúp cho vết thương tại đây bớt sưng viêm, giảm đau đớn trong thời gian bệnh bùng phát.

– Cà rốt: Theo lý giải của các chuyên gia Dinh dưỡng hàng đầu Hoa Kỳ, trung bình mỗi củ cà rốt có chứa khoảng 2,1g chất xơ. Đây là thành phần khá thiết yếu đối với hệ tiêu hóa, không những vậy cà rốt còn bổ sung lượng lớn vitamin, khoáng chất có thể giúp đầy bụng nhanh. Đây cũng là loại thực phẩm khá quen thuộc trong các thực đơn giảm cân nhưng vẫn cân bằng đủ dinh dưỡng.

– Bơ: Trong mỗi quả bơ đều chứa khoảng 10-12g chất xơ, nên đây được xem là thực phẩm giàu chất xơ hàng đầu có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng bệnh trĩ rất tốt.

Bị bệnh trĩ nên ăn thực phẩm giàu chất xơThực phẩm giàu chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa làm việc ổn định hơn

– Chuối: Hàm lượng chất xơ và vitamin có trong chuối thì không cần phải bàn cãi. Có lẽ vì thế mà chuối là thực phẩm khá quen thuộc đối với mỗi gia đình.

– Cam: Các chuyên gia Dinh dưỡng khẳng định rằng lượng chất xơ có trong cam còn nhiều hơn cả chuối. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này lại rất giàu vitamin C, với khả năng làm bền thành mạch và hạn chế tác nhân gây tái phát căn bệnh trĩ về sau.

– Bí đỏ: Cung cấp trung bình khoảng 20% lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Chính vì vậy, còn ngần ngại gì mà không bổ sung ngay loại thực phẩm thiết yếu này trong thực đơn để cải thiện tình trạng bệnh trĩ ở mức tối đa.

– Rau chân vịt: Nhóm vitamin C, K có trong rau chân vịt sẽ giúp cho tình trạng đau rát và viêm nhiễm hậu môn được cải thiện nhanh. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ bổ sung lượng vừa đủ chất xơ để ngăn ngừa nguy cơ gây táo bón.

– Các loại đậu: Đậu đen, đậu hà lan là loại thực phẩm khá phổ biến giúp làm giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Chính vì vậy, các loại đậu chính là nguyên liệu không thể thiếu trong nhà bếp.

 

Có thể bạn quan tâm: Bệnh trĩ ngoại độ 2

3- Người bị bệnh trĩ nên ăn thực phẩm chứa chất sắt:

Bệnh nhân mắc trĩ thường có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn so với những người bình thường. Vì vậy, việc bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt sẽ phần nào giúp cải thiện được tình trạng này. Trong đó, phải kể đến nhóm thực phẩm giàu chất sắt như:

– Thịt bò: Ngoài protein ra, thì trong 100g thịt bò có chứa khoảng 5mg chất sắt. Ngoài thịt bò thì các loại thịt có màu sẫm đều có chứa lượng chất sắt, nhưng không quá cao. Hãy cân bằng các thực phẩm này với nhau để đảm bảo rằng, hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể luôn được duy trì ở mức tốt nhất.

– Hải sản, tôm, cá: Đối với những người có sở thích ăn hải sản như tôm, cá, hàu, ốc biển thì hãy tận dụng cơ hội này để cân bằng lại lượng chất sắt ở trong cơ thể, nhất là đối với bệnh nhân bị trĩ. Bởi vì hải sản có chứa lượng lớn chất sắt, khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa và trực tràng. Hãy thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm như sò đốm, cá ngừ, cá trích, cá thu nướng để tăng cường lượng chất sắt.

Bị bệnh trĩ nên ăn thực phẩm chứa chất sắtTôm cá, hải sản giúp cân bằng lượng chất sắt trong cơ thể

– Ca cao, cà phê đen: Các chuyên gia cho rằng, nếu bổ sung 2 thìa ca cao hoặc socola đen mỗi ngày sẽ giúp bổ sung lượng lớn chất sắt và acid folic cho cơ thể. Tuy nhiên, các thực phẩm này được khuyến cáo đối với bệnh nhân trĩ nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng kích thích viêm nhiễm nặng.

– Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt bí, hạt hướng dương có chứa lượng lớn chất sắt và các khoáng chất rất có lợi cho cơ thể. Vì thế, việc sử dụng các loại hạt này trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày là rất cần thiết.

 

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?

2/ Kiêng ăn gì khi bị trĩ? – Chuyên gia khuyến cáo

Ngoài việc tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm được kể trên thì bệnh nhân mắc trĩ cũng cần hạn chế một số nhóm thực phẩm để tránh tình trạng bệnh trĩ phát triển nghiêm trọng. Phải kể đến một số loại thực phẩm đó như là:

– Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chứa chất bảo quản:

Các thành phần này hầu như không có lợi cho sức khỏe và đặc biệt là đối với bệnh nhân bị trĩ. Chúng có khả năng làm tăng tính kích thích và làm giãn tĩnh mạch vùng hậu môn. Vì thế, bệnh nhân mắc trĩ nên hạn chế sử dụng các thực phẩm như cá hộp, đồ ăn sẵn có bán tại các cửa hàng tiện lợi,…

– Không sử dụng thức ăn có chứa nhiều muối:

Muối có khả năng hấp thu nước, làm cho hệ tiêu hóa bị hao hụt và làm cho phân bị khô cứng. Không những vậy, muối còn làm cho mạch máu bị phì đại và làm cho bệnh trĩ ngày càng trầm trọng hơn nếu bệnh nhân không tiết chế được loại nguyên liệu này trong bữa ăn hàng ngày.

– Kiêng thực phẩm có nhiều gia vị: Hành, tiêu, ớt,… là những nguyên liệu có khả năng kích thích niêm mạc đường ruột thường xuyên và làm cho dạ dày bị nóng, cồn cào và làm cho hậu môn nóng rát trong những lần đi vệ sinh. Chính vì điều này, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên sử dụng các gia vị này một cách phù hợp để cải thiện tình trạng hậu môn, trực tràng đang bị viêm nhiễm.

Bị bệnh trĩ nên kiêng thực phẩm chứa nhiều gia vịThức ăn cay, nóng sẽ khiến cho tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn

– Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường tổng hợp: Bánh kẹo, bánh mì là những thực phẩm có nguy cơ dẫn đến táo bón và làm ngứa rát hậu môn khá cao. Đặc biệt, các loại nước ngọt, nước uống có gas còn làm tăng áp lực lên thành ruột và là thực phẩm nên kiêng tuyệt đối trong thời gian mắc bệnh trĩ.

 

Để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh, ngoài việc tìm kiếm kiến thức bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì thì đừng quên việc kiểm tra và thăm khám và điều trị bệnh đúng cách tại cơ sở y tế uy tín. Bên cạnh đó, cần phải kết hợp song song với chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi. 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Trĩ nội khác trĩ ngoại như thế nào? Loại nào nặng hơn?

  • PDF.

Bệnh trĩ được chia làm thành nhiều cấp độ và các loại khác nhau như trĩ nội và trĩ ngoại. Vậy, giữa bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, trường nào nặng hơn và cần làm gì để ngăn chặn chúng phát triển? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chính xác về hai loại bệnh trĩ này. 

Bệnh trĩ được chia ra thành nhiều loại khác nhau như trĩ hỗn hợp, trĩ nội và trĩ ngoại

Phân biệt bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ còn được dân gian gọi là bệnh lòi dom, cọc, càng dễ gặp phải khi về già, nhưng không thể phụ định được giới trẻ hiện nay khá nhiều người mắc phải cho những thói quen không tốt trong sinh hoạt hằng ngày. Đây được xem là một trong những căn bệnh phổ biến, đôi khi người bệnh không bị làm phiền bởi các cơn đau, ngứa, khó chịu của căn bệnh này gây ra. Bệnh trĩ được hình do các mô ở trực tràng hoặc hậu môn bị áp lực quá mức tạo nên các búi trĩ.

Các triệu chứng thường gặp khi người bệnh mắc phải bệnh trĩ như:

  • Chảy máu khi đi tiêu, hoặc xuất hiện vài giọt máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh, đôi khi không có cảm giác đau

  • Sưng quanh vùng hậu môn, gây ra các cơn đau rát

  • Ngứa và kích thích vùng hậu môn

Vậy nguyên nhân của bệnh trĩ bắt nguồn từ đâu? Do các tĩnh mạch vùng hậu môn bị áp lực quá mức tạo nên các khối u sưng lên là các tụ máu động lại, hoặc do một số nguyên nhân khác như: Ngồi qua lâu hoặc quá nhiều khiến cho tĩnh mạch máu không được giải thoát, táo bón và tiêu chảy là nguyên nhân không thể vắng mặt, ngoài ra béo phì, mang thai, thiếu chất xơ hay giao hợp qua đường hậu môn cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.

Bệnh trĩ được chia thành hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Làm thế nào để phân biệt được thế nào là bệnh trĩ nội và thế nào là bệnh trĩ ngoại. Hãy tiếp tục tham khảo bài viết để biết rõ hơn về bệnh trĩ, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trên, cần nhanh chóng thăm khám và điều trị bệnh trĩ kịp thời.

Hình ảnh bệnh trĩ nội (ảnh bên trái) và bệnh trĩ ngoại (ảnh bên phải)

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội phát triển bên trong trực tràng hoặc hậu môn, trên bề mặt lớp niêm mạc và hầu như ở trĩ nội không có thần kinh cảm giác, ít gây cảm giác đau và rát, đôi khi người bệnh không hề gặp bất cứ triệu chứng nào.

Bệnh trĩ nội thường gặp phải các dấu hiệu phổ biến như:

  • Ngứa ngáy vùng hậu môn luôn khiến đa số bệnh nhân cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, nhưng ít gặp các cơn đau hơn so với bệnh trĩ ngoại.

  • Tiểu tiện và đại tiện ra máu do phân quá cứng khi đi qua ống hậu môn, xà xát vào lớp thành tĩnh mạch, gây ra chảy máu, thời gian đầu máu chỉ vài giọt đỏ nhưng dần về sau lại nhiều hơn.

  • Nhiễm trùng, người bệnh cần đặc biệt lưu ý khi bị trĩ nội độ 3trĩ nội độ 4, sự nhiễm trùng càng trở nên mạnh mẽ hơn.

  • Sa búi trĩ được thấy rõ ràng nhất ở giai đoạn 2.

Các giai đoạn hình thành và phát triển các búi trĩ bên trong hậu môn và trực tràng:

  • Giai đoạn 1: Các búi trĩ nhỏ và không lòi ra bên ngoài hậu môn. Vùng hậu môn có hiện tượng đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu (chưa nhiều chỉ vài giọt).

  • Giai đoạn 2: Các búi trĩ dần to hơn và chuyển dần sang màu đỏ kèm dịch tiết, khi đi đại tiện, búi trĩ lòi ra nhưng sau đó có thể tự thu vào. Lớp niêm mạch trở nên dày hơn. Hiện tượng chảy máu diễn ra nhiều hơn gây ra các cơn đau vùng hậu môn, viêm nhiễm, sưng là không thể tránh khỏi.

  • Giai đoạn 3: Lớp niêm mạc dày lên, búi trĩ càng to dần, thô ráp và có màu hồng đậm. Giai đoạn này, người bệnh đi đại tiện, các búi trĩ không còn tự động thu vào được như ở giai đoạn 2. Cảm giác đau, khó chịu tăng gấp hai, ho hay cuối thấp người có thể khiến cho búi trĩ lòi ra ngoài.

  • Giai đoạn 4: Sự lưu thông máu ở vùng hậu môn bị cản trở do cơ vòng bị thắt lại, búi trĩ sưng gây tắc nghẽn có thể dẫn đên hoại tử. Búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài, không thể dùng tay nhét vào bên trong.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại phát triển bên ngoài ống hậu môn, xuất hiện các búi trĩ bên ngoài dường lược, và trĩ ngoại có thần kinh cảm giác, người bệnh có thể sờ và có cảm giác để nhận biết. Chính vì điều đó mà bệnh trĩ ngoại có mức độ nghiêm trọng hơn bệnh trĩ nội.

Người bệnh mắc phải bệnh trĩ ngoại thường gặp phải các triệu chứng như:

  • Các dịch bẩn động lại trên hậu môn gây nên hiện tượng các nếp gấp ở hậu môn gây nứt khẽ, ngứa ngáy. Đây được xem là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất khi bị trĩ ngoại.

  • Xuất hiện búi trĩ nằm dưới đường lược màu đỏ thẫm, bề mặt khô, không dễ để nhét búi trĩ vào ống hậu môn.

  • Xuất hiện mẫu da thừa hậu môn sau khi búi trĩ bị xơ hóa.

  • Nhiễm trùng.

  • Tắc nghẽn hậu môn ở giai đoạn 3 trở về sau, gây đau và chảy máu.

Các giai đoạn hình thành và phát triển búi trĩ nằm bên ngoài ống hậu môn hoặc trực tràng:

  • Giai đoạn 1: Búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn nhưng ít, người bệnh có thể sờ và cảm nhận được sự xuất hiện của chúng.

  • Giai đoạn 2: Búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn nhiều hơn so với giai đoạn 1 kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.

  • Giai đoạn 3: Búi trĩ phát triển ngày một càng to, gây tắc nghẽn hậu môn, đau ê ẩm, có thể chạy máu khi đi đại tiện.

  • Giai đoạn 4: Biểu hiện ngứa ngáy dần được trở nên gắt hơn, đau kéo dài, các búi trĩ to ra, việc đi đại tiện bị ảnh hưởng khá lớn, gây viêm nhiễm, lở loét.

Bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, loại nào nặng hơn?

Đa số người bệnh thường chủ quan với sức khỏe của mình, những thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể là một phần nguyên nhân gây ra bệnh. Những trường hợp nhẹ khi gặp bệnh thường được bệnh nhân bỏ qua và tưởng chừng sẽ vài ngày là biến mất. Vì những suy nghĩ chủ quan ấy đã khiến cho vài bệnh nhân “nước tới cổ mới chịu nhảy”, bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại?

  • Bệnh đường ruột: Tình trạng tiêu chảy kéo dài, táo bón, hội chứng kiết ly, viêm đại tràng,… làm cho các tĩnh mạch vùng hậu môn và ruột bị tổn thương, sưng.

  • Thiếu chất xơ và nước: Chất xơ và nước và hai dưỡng chất không thể thiếu đối với có thể con người. Uống nước quá ít hoặc ăn uống không đầy đủ, ăn thiếu chất xơ có thể gây ra hiện tượng táo bòn, phân không được mềm, cứng. Khi cố rặn khiến cho phân chà xát mạnh nên thành niêm mạc gây tổn thương ống hậu môn và hình thành búi trĩ.

  • Tính chất công việc và thói quen sinh hoạt: Ngồi quá lâu hoặc quá nhiều, lười vận động, khiến cho các tĩnh mạch vùng hông không được thư giãn, gây tắc nghẽn mạch máu tĩnh mạch, từ đó hình thành các búi trĩ.

  • Đối tượng: Đối tượng thường hay mắc phải bệnh trĩ không thể không nhắc đến người lười vận động, người có tuổi, phụ nữ sau sinh, dân văn phòng, công việc ngủ yếu ngồi làm việc,…

Nếu so sánh về mức độ nặng hơn giữa bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại thì bệnh trĩ ngoại nặng hơn và nghiêm trọng hơn. Trĩ ngoại dễ bị nhiễm trùng, viêm loét, dễ chảy máu, các biến chứng gặp phải thường nặng hơn, các vết thương gây ra cảm giác đau nhiều và khó trị hơn. Tuy nhiên, bệnh trĩ ngoại lại được xem là phổ biến hơn, số lượng bệnh nhân mắc phải nhiều hơn so với bệnh trĩ nội.

Các đối tượng bị bệnh trĩ ngoại thường hay bị tự ti khi tiếp xúc với mọi người xung quanh, cảm giác mặc cảm, không còn sự thoải mái khi ngồi, luôn mang tâm lý búi trĩ lòi ra ngoài hay có chảy máu khi ngồi quá lâu hay không. Do đó, người bệnh khi mắc phải bệnh trĩ dù nội hay là ngoại cần phát hiện kịp thời và có các biện pháp điều trị thích hợp.

Bệnh trĩ cần được phát hiện và điều trị kịp thời

Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

Khi phát hiện đang gặp phải các triệu chứng của bệnh trĩ, bạn cần nhanh chóng tìm gặp các bác sĩ để được chẩn đoán lâm sàng xác định bệnh trĩ bạn đang gặp phải là trĩ nội hay trĩ ngoại và cần áp dụng phương pháp điều trị nào là phù hợp.

Trong nhiều trường hợp bệnh trĩ dùng thuốc chưa chắc đúng với một số đối tượng, tuy nhiên không thể phụ nhận được việc dùng thuốc trong quá trình chữa trị, và đây cũng chính là thủ thuật đôi khi có thể cần thiết.

Thuốc

Sử dụng thuốc luôn là một giải pháp được đa số bệnh nhân lựa chọn. Người bệnh có thể sử dụng kem bôi, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn có chứa hydrocortison. Tùy vào trường hợp bệnh mà sử dụng thuốc cho phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như: Aspirin, Ibuprofen, Acetaminophen.

Trên thị trường hiện nay, thuốc trĩ được phân phối khá nhiều với các thương hiệu khác nhau, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ chuyên môn và tìm mua. Lưu ý, không sử dụng thuốc có chứa các thành phần mà cơ thể dị ứng hoặc mẫn cảm.

Thủ tục y tế

Người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn sâu về lĩnh vực này, hoặc phương pháp thắt dây cao su, tiêm búi trĩ hoặc trị liệu. Chỉ áp dụng cho các trường hợp nặng và nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm: Cắt trĩ có đau không?

Phương pháp điều trị khác

Kết hợp với việc điều trị bệnh trĩ bằng thuốc, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Người bệnh cần bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi, thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong các bữa ăn; uống đủ lượng nước tiêu chuẩn mỗi ngày; tránh ngồi quá lâu hoặc quá nhiều, đôi khi cần vận động để tránh giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.

Các đối tượng đang mắc phải đa số không xác định và phân biệt được bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Thông tin bài viết có lẽ sẽ có ích cho một số đối tượng đang mắc về căn bệnh này. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa của bác sĩ. Để thuận tiện hơn trong việc phát hiện bệnh và điều trị, tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám và theo dõi mức độ bệnh tình đang mặc phải, đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

 

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Các triệu chứng của bệnh chàm Eczema

  • PDF.

Các triệu chứng của bệnh Eczema khá tương tự với những bệnh ngoài da thương gặp khác. Ở các giai đoạn phát triển bệnh có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau tùy thuộc cơ địa và khả năng miễn dịch của mỗi người. Mặc khác ở những độ tuổi khác nhau bệnh eczema cũng có những biểu hiện đặc trưng cụ thể riêng. 

Vậy những triệu chứng của bệnh Eczema là gì? Sau đây là các triệu chứng điển hình của bệnh Eczema và cách phòng tránh bệnh eczema hiệu quả

Triệu chứng của bệnh Eczema qua các giai đoạn

Tương tự như các bệnh ngoài da khác, Eczema (hay bệnh tổ đĩa) có các dấu hiệu tương đối giống nhau nhưng cũng có những khác biệt riêng. Bệnh chàm Eczema thường có chu kỳ bao gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn ngứa, ửng đỏ

Bệnh nhân khi mới phát bệnh Eczema thường có các dấu hiệu điển hình là ngứa da. Cơn ngứa sẽ tăng dần khiến cho bệnh nhân gãi nhiều hơn. Tuy nhiên hành động gãi có thể khiến cho da bị xay xát gây ra tình trạng tổn thương da, xuất hiện màng đỏ.

Giai đoạn mụn nước

Sau khi xuất hiện giai đoạn ngứa, da sẽ xuất hiện các mụn nước sau đó. Các mụn nước trên da có thể xuất hiện rải rác cũng có khi xuất hiện dày đặc tạo ra các mụn nước lớn. Những mụn nước thường nằm trong lớp da dày. Chính vì thế chúng sẽ gây ra những tổn thương lớn và gây đau đớn cho bệnh nhân khi bị vỡ ra.

 

Giai đoạn chàm (đóng vảy tiết)

Khi bị vỡ ra do bệnh nhân gãi hoặc các tác động từ bên ngoài, mụn nước sẽ gây ra những tổn thương trên da. Những vết này rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng và loét trên da. Khi những vết thương này khô đi sau vài ngày, các dịch nước vàng sẽ đọng lại và hình thành các vảy vàng trên da bệnh nhân. Những vảy này gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho người bệnh.

 

Giai đoạn bong da và lên da non

Sau khi dịch nhầy và huyết tương khô lại thành các vảy vàng, chúng sẽ từ từ khô và bong ra thành từng mảng. Khi bong da, chúng sẽ để lại trên da bệnh nhân một lớp da nôn nhẵn bóng hơi sẫm màu. Nền da hơi chai và dày hơn những vùng da khác.

 

Giai đọan Lichen hóa (giai đoạn hằn cổ trâu)

Khi bệnh Eczema tiến triển lâu ngày, da sẽ càng dày và sẫm màu. Sờ lên bề mặt da có cảm giác thô ráp, sần sùi. Chạm vào nền da thấy cứng và cộm. Da xuất hiện các lằn da nổi rõ rệt. Đây gọi là giai đoạn lichen hóa.

Triệu chứng của bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Trẻ sơ sinh chiếm 15% trong số các ca nhiễm Eczema. Khi bị Eczema, da của trẻ sơ sinh thường nổi các mảng đỏ. Những mảng này khi sờ vào thấy khô hơn da bình thường. Vùng da này thường nhạy cảm với các yếu tố như xà phòng, nước giặt, nước xả, nước hoa… Khi bệnh tiến triển nặng những vùng da này sẽ trở nên viêm tấy và ứ nước gây lở loét rất khó chịu cho trẻ

Trẻ thường quấy khóc, gãi, bứt rứt, khó chịu, khó ngủ. Tuy nhiên không nên để bé gãi vì điều này sẽ khiến cho da của trẻ tổn thương nhiều hơn. Eczema ở trẻ sơ sinh thường khởi phát ở mặt, trán, da đầu và cổ… Mặt sau khuỷu tay và đầu gối cũng có thể bị ảnh hưởng ở một số trẻ.

 

Triệu chứng của bệnh Eczema ở người lớn

Người lớn tuổi, khả năng hồi phục da kém hơn so với khi còn trẻ. Chính vì vậy khi mắc phải Eczema thường có cảm giác khó chịu, mất ngủ. Những bong tróc trên da do bệnh Eczema khó lành hơn. Thời gian chu kỳ của các giai đoạn cũng kéo dài. Với bệnh nhân cao tuổi, tình trạng dày sừng, liken hóa xuất hiện nặng hơn.

Sự lặp đi lặp lại của các giai đoạn bệnh

Eczema là một bệnh ngoài da mãn tính. Bệnh có thể phát nặng hoặc đan xen từng đợt. Những giai đoạn của bệnh Eczema thường lặp đi lặp lại, có thể xen kẽ và lồng vào nhau. Tuy vậy, ngứa vẫn là triệu chứng bệnh xuyên suốt nhất của eczema. Đây cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và tồn tại dai dẳng trong quá trình phát bệnh của bệnh nhân. Ngứa được xem là triệu chứng điển hình của bệnh, bệnh nhân càng gãi, cơn ngứa càng kéo dài. Gãi còn ảnh hưởng xấu hơn đến tình trạng bệnh.

Cách phòng bệnh Eczema

Eczema là bệnh lý mãn tính, thường lặp lại theo chu kỳ. Để phòng ngừa và điều trị bệnh Eczema bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Tránh các thực phẩm lạ nếu cơ địa dễ bị dị ứng. Bạn có thể lên danh sách các thực phẩm mà mình có tiền sử dị ứng để phòng tránh.

  • Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và bài trừ độc tố. Nên dùng từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

  • Bổ sung các loại thực phẩm có tính mát vào bữa ăn hàng ngày: trái cây, rau củ tươi.

  • Hạn chế những thực phẩm chiên xào, những thực phẩm cay nóng.

  • Giữ da sạch sẽ, thoáng mát và vệ sinh da thường xuyên.

  • Khi bị Eczema cần thăm khám và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên để có biện pháp kiểm soát bệnh.

Eczema là bệnh da liễu mãn tính, bệnh có nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra. Do đó để tránh những ảnh hưởng của bệnh cần kiên trì thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe và tinh thần lạc quan.

Nguồn: https://vcep.vn/


Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:29

Các triệu chứng của bệnh á sừng và cách nhận biết

  • PDF.

Bệnh á sừng có tên khoa học là (Dermatitis plantaris sicca), chiếm 0,2% tổng dân số thế giới mắc bệnh. Hầu hết các triệu chứng của bệnh á sừng thường xuất hiện chủ yếu ở vùng da bàn tay, bàn chân và gót chân. Xuất hiện với những dấu hiệu khá đặc điểm khá đặt trưng, nhưng không phải ai cũng biết nhận diện và điều trị bệnh á sừng một cách đúng cách. 

Để hạn chế những tổn hại do phát hiện bệnh á sừng muộn, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ một số cách nhận biết các triệu chứng của bệnh á sừng từ sớm mà bất kì ai cũng nên biết để đối phó xử lý bệnh nhanh nhất.

Triệu chứng của bệnh á sừng hay gặp 

Triệu chứng của bệnh á sừng

Nhận biết các triệu chứng của bệnh á sừng

Nhiều trường hợp đã chuẩn đoán nhầm lẫn bệnh á sừng với các căn bệnh ngoài da khác dẫn tới việc điều trị á sừng sai cách làm bệnh không những không khỏi mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bị bệnh á sừng có thể tham khảo một số triệu chứng của bệnh á sừng như sau:

Triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng

Như đã nói ở trên, bệnh á sừng chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bà chân và got chân rất ít khi gặp phải á sừng vượt quá cổ tay, cổ chân. Vị trí gây bệnh cũng một phần giúp bệnh nhân dễ dàng phát hiện căn bệnh này hơn. Kèm theo đó một số triệu chứng đặc trưng của bênh á sừng mà bạn nên cảnh giác như sau:

  • Nổi mụn, ngứa Ngứa ngãi thường gặp phải hiện tượng nổi mụn nước gần giống với bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên mụn xuất hiện trong thời gian ngắn và nhanh chóng lặn thay bằng lớp da căng bóng nhẵn và mỏng da.

  • Da khô : Hiện tượng da khô rất đặc trưng ở bệnh á sừng, do quá trình chết đi của tế bào diễn ra dang dở nên khiến các tế bào sừng chồng lên nhau gây nên hiện tượng khô da kèm theo bong tróc.

  • Nứt nẻ, chảy máu: Nứt nẻ da, khô da, chảy máu kèm theo đó là những cơn đau nhức như kim đâm làm cho  việc đi lại trở nên khó khăn hơn chẳn.

Triệu chứng theo nguyên nhân tác động

Ngoài những dấu hiệu đặc trưng kể trên thì các triệu chứng nặng nhẹ của bệnh á sừng còn phụ thuộc tác nhân gây bệnh mà có những biểu hiện ra bên ngoài. Điển hình mà bệnh nhân có thể nhận dạng như:

  • Triệu chứng bệnh á sừng mùa hè: Thời điểm mùa hè nắng nóng thường những biểu hiện của bệnh á sừng thuyên giảm hơn. Lúc này nền da khô cứng hơn nhưng không tróc vảy, da căng bóng, ngứa xuất hiện mụn nước. Nhìn như trong hình 2.1 dưới đây.

Triệu chứng của bệnh á sừng

Nhận biết các triệu chứng của bệnh á sừng

  • Triệu chứng bệnh á sừng mùa Đông: vào mùa đông bệnh á sừng sẽ tiến triển nặng hơn, bởi lúc này nhiệt độ độ ẩm bị chênh lệch khiến bệnh trở nên nặng hơn. Lúc này da bị mất nước, làm khô da, nứt nẻ, da rớm máu đau nhức nghiêm trọng hơn.

  • Triệu chứng khi tiếp xúc với hóa chất kích ứng: Khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, dầu gội, xăng dầu, xà phòng, hóa chất công nghiệp… Những tác nhân này làm làn da bị bệnh á sừng kích ứng mạnh mẽ gây nên những biểu hiện vùng tổn thương da nặng hơn.

  • Trường hợp da bị viêm nhiễm: Đối với trường hợp bị á sừng chăm sóc không đúng cách gây nhiễm vi nấm, nhiễm khuẩn tại vùng bị tổn thương. Trường hợp này sẽ kèm theo triệu chứng bưng mủ trắng, loét da, tổn thương da nặng hơn,

Có thể nói những triệu chứng bệnh á sừng không gây nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nhìn qua những tác hại mà bệnh á sừng gây ra lại ảnh hưởng khá nặng nề tới sức khỏe người mắc phải nhất là trong sinh hoạt và mặt thẩm mỹ của làn da. Vì vậy mà ngay khi phát hiện các triệu chứng sớm a sừng bạn nên có biện pháp chăm sóc phòng ngừa bệnh đúng cách tránh làm bệnh nặng và khó chữa hơn.

Biện pháp phòng ngừa giảm bệnh á sừng 

Đối với những ai có cơ địa nhạy cảm có nguy cơ bị bệnh á sừng cao, thì ngoài việc cảnh giác sớm với các triệu chứng của bệnh á sừng ra bạn nên thực hiện một số cách phòng ngừa bệnh xuất hiện. Người bệnh nên lưu ý một số thói quen lối sống tốt như:

triệu chứng của bệnh á sừng

Uống nhiều nước giúp phòng ngừa bệnh á sừng

  • Nên uống nhiều nước: Bổ xung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, bình quân 1 người trưởng thành nên uống từ 2-2,5 lít nước để bổ xung độ ẩm cho da khỏe mạnh hơn.

  • Tăng cường ăn rau- củ -quả: Các loại rau củ quả tươi cung cấp hàm lượng vitamin dồi dào cho cơ thể, làn da từ đó cũng được khỏe mạnh hơn. Các loại nước ép trái cây nên bổ xung phòng ngừa á sừng như: Chanh, bưởi, táo, xoài, kiwi… >> Tìm hiểu thêm: Bệnh á sừng nên ăn gì? Kiêng gì?

  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa độc hại.

  • Tuyệt đối không nên ngâm vùng da bị á sừng trong nước hoặc nước muối quá lâu sẽ làm da dễ bị nứt nẻ khô da hơn

  • Cần sử dụng các loại kem dướng ẩm cho da thường xuyên, ngăn ngừa quá trình thoái hóa hạn chế các triệu chứng bệnh á sừng xuất hiện.

  • Nên tới bệnh viện da liễu điều trị khi gặp phải các triệu chứng của bệnh á sừng nặng. Nhằm ngăn chặn những tác hại của bệnh á sừng có thể gây ra.

Hi vọng những ai chưa biết nhận biết bệnh á sừng thì sau bài viết này có thể dễ dàng cảnh giác hơn với căn bệnh này sớm. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Nguồn: https://ihs.org.vn/


Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:29

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tổ đỉa

  • PDF.

Viêm da tiếp xúc là tình trạng bệnh ngoài da tương đối phổ biến trong cuộc sống. Tuy vậy các triệu chứng của viêm da tiếp xúc cũng như các bệnh ngoài da khác dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Những triệu chững của viêm da tiếp xúc như thế nào? Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, viêm da tiếp xúc biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Đ nhận biết đúng các triệu chứng của viêm da tiếp xúc mời bạn tham khảo chi tiết ngay sau đây.

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc thường gặp

Bệnh viêm da tiếp xúc thường dễ nhầm lẫn với những bệnh lí ngoài da khác nếu không nhận diện kỹ. Có triệu những triệu chứng điển hình của bệnh viêm da tiếp xúc mà bệnh nhân cần lưu ý để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh

 

  • Mẩn ngứa trên da

Tình trạng mẩn ngứa rất thường gặp phải ở các bệnh ngoài da. Do đó người bệnh dễ nhầm lẫn. Đối với bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc, khoảng vài giờ sau khi tiếp xúc với các tác nhân kích ứng sẽ có tình trạng mẩn ngứa, khó chịu.

Tùy theo cơ địa và thể trạng của bệnh nhân mà mẩn ngứa có thể xuất hiện sớm hoặc lâu. Những cơn ngứa ngáy khiến bệnh nhân thường có phản xạ gãi lên vùng bị kích ứng. Tuy nhiên đây là hành động không hề có lợi cho bạn. Gãi có thể khiến cho vùng da kích ứng bị tổn thương. Đôi khi còn gây phù nề, nhiễm trùng.

 

  • Nổi đỏ và xung huyết trên da

Người mắc phải bệnh viêm da tiếp xúc cũng có thể bắt gặp tình trạng nổi đỏ và xung huyết. Thông thường tình trạng nổi đỏ và xung huyết sẽ xuất hiện sau cơn ngứa không lâu. Vùng da tiếp xúc với tác nhân kích ứng sẽ có những ửng đỏ xuất hiện.

Những ửng đỏ thường có ranh giới rõ ràng, dễ nhận diện. Đôi khi chúng có cả hình dạng tương ứng với tác nhân kích ứng tiếp xúc với da như dấu quai dép cao su, dấu vòng tay,…

 

  • Nổi sẩn trên da

Những sẩn đỏ sẽ xuất hiện tại vùng da bị kích ứng bởi các tác nhân tiếp xúc. Thông thường những mẩn đỏ này có kích thước khá nhỏ khi mới xuất hiện. Sau đó chúng sẽ lớn dần, có biểu hiện nặng hơn và kèm theo mủ xung quanh.

Triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc theo nguyên nhân

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc do hóa chất

Tiếp xúc với hóa chất cũng có thể gây ra viêm da tiếp xúc. Tùy theo mức độ phản ứng của mỗi bệnh nhân mà sẽ có các mức độ khác nhau. Có 2 loại triệu chứng của viêm da tiếp xúc do hóa chất là triệu chứng tại chỗ và triệu chứng lan rộng toàn thân.

  • Triệu chứng tại chỗ: Người bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng tại vùng da có tiếp xúc hóa chất. Những vùng da khác không có hiện tượng này. Triệu chứng tại chỗ thường bao gồm: ngứa, viêm đỏ, phù nề, rỉ nước.

  • Triệu chứng lan rộng toàn thân: Một số hóa chất gia dụng, hóa chất sản xuất, hóa chất công nghiệp phản ứng mạnh có thể khiến viêm da tiếp xúc lan rộng toàn thân. Đôi khi những triệu chứng có thể xuất hiện rải rác, có thể lan thành một vùng rộng. Bệnh nhân có thể bị nổi mề đay đi kèm với cảm giác ngứa. Nếu có tiền sử dị ứng hoặc hen phế quản có thể xuất hiện những cơn hen đi kèm với viêm da tiếp xúc.

 

>>Tìm hiểu thêm: Viêm da tiếp xúc có lây không?

 

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc do côn trùng

Một số loại côn trùng như bướm, bù mắt, sâu ban miêu, con giời, rết, đặc biệt là kiến ba khoang có thể gây viêm da tiếp xúc do các chất độc trong cơ thể chúng.

triệu chứng viêm da tiếp xúc

Khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng bệnh nhân có cảm giác ngứa rát, nổi ửng đỏ tại vị trí tiếp xúc với côn trùng. Da sẽ có dấu hiệu sưng phù sau 6-12 giờ, vết thương có thể kéo thành vệt dài và phồng rộp các vết tổn thương da này có thể lan rộng ra xung quanh do gãi. Mụn nước nhỏ cũng có thể xuất hiện rải rác không đều. Sau 2-3 ngày các vết tổn thương da do tiếp xúc côn trùng sẽ bị ưng mủ. Đồng thời khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng người bệnh có thể bị sốt nhẹ và nổi hạch ở các vị trí gần với vị trí tổn thương do tiếp xúc

Nhìn chung các triệu chứng của viêm da tiếp xúc do côn trùng có những biểu hiện và triệu chứng tương tự bệnh zona thần kinh tuy nhiên 2 bệnh này hoàn toàn khác nhau nên mọi người cần chú ý và nhận biết đúng bệnh

 

Một số triệu chứng đi kèm khác

Bên cạnh 3 triệu chứng điển hình trên, bệnh nhân viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như:

  • Sốt nhẹ không rõ nguyên nhân.

  • Xuất hiện các hạch vùng cổ.

  • Cảm giác ngứa ngáy tăng lên khi nổi hạch.

Tùy vào cơ địa từng bệnh nhân mà các triệu chứng này có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện. Mức độ triệu chứng cũng khác nhau đối với từng người.

Làm gì khi bị viêm da tiếp xúc?

Viêm da tiếp xúc thường tự hết sau khi bệnh nhân không còn tiếp xúc với tác nhân kích ứng. Tùy cơ địa mỗi người mà tình trạng bệnh có thể kéo dài từ một đến vài ngày. Nếu từ 2-3 ngày mà tình trạng dị ứng có dấu hiệu lan rộng, bạn nên gặp bác sĩ để theo dõi.

Bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da vị viêm. Không nên gãi vì sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Phòng tránh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng có thể phòng tránh được bằng một số biện pháp:

  • Sử dụng trang phục bảo hộ lao động khi tiếp xúc với các hóa chất, tác nhân gây kích ứng da. Có thể dùng: quần áo bảo hộ, găng tay, ủng, khẩu trang,…

  • Bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: rau xanh, các loại trái cây, thịt, cá, trứng, sữa,… Đối với những bệnh nhân bị dị ứng với các thức ăn nào thì nên tránh sử dụng loại thức ăn đó. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có một khẩu phần phù hợp và đủ chất.

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng tùy theo cơ địa mỗi người. Một số tác nhân dễ gây kích ứng bạn nên lưu ý như: côn trùng, bụi bẩn, hóa chất công nghiệp, dung môi, chất tẩy rửa, sơn, kim loại (thường là niken, vàng, crom,…), chất liệu quần áo, cao su, xi măng…

  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, rửa tay, chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với hóa chất cũng như các chất bẩn.

Ghi nhớ và phòng tránh các tác nhân gây viêm da tiếp xúc cho cơ thể là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh gặp phải căn bệnh phiền toái này. Hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân để xử trí khi cần thiết cũng như nhận biết được những triệu chứng của viêm da tiếp xúc. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Tìm hiểu thên về bệnh viêm da tiếp xúc tại: https://ihs.org.vn/viem-da-tiep-xuc-6795.html


Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:28

You are here Tin tức Thông tin y học