• Phone: 02353.815.000
  • Hotline:02353.815.000
  • Giám đốc:

Thông tin y học

Bệnh vảy nến là gì? Những điều cần biết về bệnh vảy nến

  • PDF.

Bệnh vảy nến là tình trạng viêm da cấp hoặc mãn tính, xuất hiện thương tổn trên da với dấu hiệu cơ bản vùng da bị tổn thương đỏ rát có ranh giới rõ ràng. Da dày lên, sần sùi, có vảy trắng đục như sáp nến  gây bỏng rát, châm chích, đôi khi gây ngứa. 

 

Nếu bị nặng trên da sẽ xuất hiện nhiều mụn nước có mủ, đỏ da toàn thân. Thông thường vảy nến chỉ xuất hiện ở 1 số vùng da đầu, khuỷu tay, lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, móng tay…

 

bệnh vảy nến là gì

Bệnh vảy nến là gì? Tổng quan về  bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là gì? Phải làm sao để trị hết được bệnh vảy nến là câu hỏi của rất nhiều người. Để tìm hiểu rõ và sâu hơn căn bệnh trước tiên chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố làm bùng phát căn bệnh.

Các yếu tố khởi phát bệnh vảy nến

Yếu tố di truyền: Chủ yếu gặp ở nhóm khởi phát sớm (độ tuổi từ 16 đến 22) khi bị bệnh trong giai đoạn này bệnh thường diễn ra dai dẳng, bất thường, nhiều biến chứng.

Yếu tố ngoại sinh: chấn thương, stress, nhiễm trùng, lạm dụng thuốc, bỏng nắng, thời tiết

 >> Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Biểu hiệu nhận biết bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có 8 thể khác nhau: Mỗi loại đều có những dấu hiệu riêng của nó. Một số biểu hiện chung:

  • Trên da: Xuất hiện những mảng đỏ trên da có ranh giới rõ ràng. Vùng da này từ từ khô cứng, dày lên, bong tróc, có vảy trắng. Có nhiều bệnh nhân bị ở vùng da sau đầu nên khi bệnh khởi phát không nhân ra chỉ đến khi bị nặng có dấu hiệu đau rát mới phát hiện. Trên vùng da bị đỏ rát sẽ xuất hiện mụn mủ khô, khi thời tiết khô hanh vùng da này sẽ nứt nẻ, chảy máu gây đau đớn.

  • Trên móng: Trên bề móng xuất hiện nhiều lỗ nhỏ, vết lõm, đôi khi chuyển sang màu vàng và dày cộm, 1 số trường hợp bị hư toàn bộ móng.

  • Các khớp: Đôi khi ở các khớp gối hoặc khớp tay bị vảy nến dần dần dẫn tới viêm khớp gây đau và biến dạng khớp khiến người bệnh khó vận động.

Phác đồ điều trị Bệnh vảy nến

Điều trị vảy nến bằng thuốc

Sử dụng các loại thuốc: Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da được nhiều người sử dụng như retinoid, hắc ín,ức chế calcineurin, anthralin và acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3, corticosteroid…Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này cũng cần có sự chỉ định của các bác sĩ.

  • Thuốc mỡ corticoid có khá nhiều ưu điểm, nhanh lành thương tổn, tuy nhiên thuốc này có 1 số tác dụng phụ như giãn da, nổi trứng cá, sử dụng nhiều sẽ bị lờn thuốc.

  • Thuốc mỡ Daivonex: giúp ức chế sản sinh tế bào sừng, giảm sự bong tróc.

  • Hắc ín dạng shampoo: Thường sử dụng cho vùng da bị tổn thương ở đầu, thuốc này dùng hàng ngày để điều trị hoặc sử dụng dạng  nizoral shampoo 1 tuần sử dụng 2 lần.

  • Hydvocortion, desonid, calcipotrien dạng kem: Thuốc này điều trị cho vảy nến thể đảo ngược.

Trường hợp bị tổn thương da, vảy nến nặng thì sử dụng:

Methotrexate, Vitamin A liều cao, retinoid, cyclosporine, sulfasalazine

Dùng thuốc sinh học

Một số loại thuốc như: Alefaceft, Adalimunab, Efalizumab, Etanerceft, Pimecrolimus , Rosiglitazone, Infliximab, Tazarotene. Các loại thuốc này rất đắt tiền giúp ức chế 1 số thành phần trong hệ miễn dịch,có một số loại đất nước ta chưa bán.

 

>>Tham khảo thêm: Thuốc điều trị vảy nến mới nhất của thế giới

Điều trị Bệnh vảy nến bằng quang trị liệu

  • Có thể tắm biển, phơi nắng hoặc chiếu tia cực tím

  • Sử dụng các tia UVA, UVB hoặc laser chiếu lên da để phá hủy các DNA trong tế bào. Phương pháp này chiếu 3 tia/1 tuần.

  • Sử dụng phương pháp PUVA: Chiếu tia cực tím sóng A – các tia cực tím có bước sóng 320 đến 400nm. Điều trị trong 6 tuần. Khi sử dụng phương pháp này cần uống kết hợp với các loại thuốc như methotrexat hoặc etretinat.

Bệnh vảy nến – Phương pháp phòng tránh

Uống nhiều nước: Hàng ngày hãy uống đủ 8 lít nước giúp thanh lọc cơ thể, giữ ẩm cho da. Da khô ráp là 1 trong những điều kiện dễ dẫn tới bệnh vay nến. Ngoài ra nên uống nhiều nước ép trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể, các loại trái cây giàu viatmin A, vitamin C như được coi như 1 chất miễn dịch tuyệt vời cho da giúp da chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

benh-vay-nen-la-gi-3

 

Tránh để da bị tổn thương: Những vết trầy xước trên da vi khuẩn dễ xâm nhập gây dị ứng, mẩn đỏ từ đó dần dần hình thành vảy nến.

Chế độ ăn: Tránh ăn những thức ăn béo, các thức uống có cồn thay vào đó hãy sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều omega 3 và acid folic.

Không có phương pháp phòng ngừa vảy nến nào hiệu quả 100% bởi bệnh có tính di truyền. Tuy nhiên việc thực hiện các phương pháp ở trên cũng làm giảm đi phần nào khả năng mắc bệnh đồng thời ngăn bệnh tái phát lại.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân vảy nến

Những việc cần làm

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của các bác sĩ da liễu

  • Nếu đã trót mua sử dụng 1 số loại thuốc trước đó thì cần ghi lại, thông báo chi tiết loại thuốc đó cho bác sĩ biết

  • Mỗi sáng nên phơi nắng khoảng 10 đến 15 phút

  • Vệ sinh vùng da bị vảy nến sạch sẽ

  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

Những điều cần tránh

  • Tự ý mua thuốc sử dụng, mua các loại thuốc chứa corticosteroid.

  • Đổi thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc không thông báo với bác sĩ

 

>> Đọc thêm: Bệnh vảy nến nên kiêng gì 

Cần xác định rõ bản thân có phải mắc bệnh vảy nến hay không?

 

Khi đã rõ bệnh vảy nến là gì rồi không có nghĩa là bạn đã biết rõ mình có mắc bệnh hay không bởi bệnh vảy nến thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da thông thường khác khác chẳng hạn như á sừng…Muốn biết chính xác bệnh chỉ có 1 cách duy nhất là thăm khám. 

 

Bệnh vảy nến có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn những bệnh ngoài da khác vì dễ xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng da, viêm khớp, bệnh tim mạch. Vì vậy khi nghi ngờ mình có dấu hiệu bị vảy nến cần đi thăm khám càng sớm càng tốt.

 

Nguồn: https://vimed.org/


Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:26

Các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết cần biết

  • PDF.

Nhận diện các triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết với những đặc điểm khá dễ dàng với những đặc điểm bên ngoài mà đôi khi bạn vô tình bỏ qua. Bạn không biết làm thế nào để xác định mình có bị dị ứng thời tiết hay không trong khi bản thân hay gặp phải các dấu hiệu lạ ngoài da như nổi mề đay mẩn ngứa

 

Những kinh nghiệm nhận biết mờ nhạt thôi chưa đủ để bạn khẳng định vậy nên việc tìm hiểu chi tiết các triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết mà các chuyên gia tư vấn đưa ra dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn cho bạn bao lâu nay.

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng là tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch phản ứng lại với các dị nguyên từ môi trường, phản ứng này kích hoạt quá mức các tế bào bạch cầu mast và một loại kháng thể IgE khiến cơ thể sinh ra các biểu hiện ngứa, nổi mẩn ngứa, phù da…. Các tác nhân gây dị ứng thường gặp có thể là do thực phẩm, côn trùng, phấn hoa, rượu bia hay đặc biệt là do thời tiết gây nên.

Triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết

 

Dị ứng thời tiết là tình trạng ở thể phản ứng lại với sự thay đổi thời tiết đột ngột từ môi trường có thể chuyển sang quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể gây nên phản ứng dị ứng. Phản ứng này gây nên hiện tượng giãn mạch gây huyết tương của máu tràn qua thành mạch gây nên tình trạng ngứa nổi sẩn. 

 

Bên cạnh đó viêc quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể bị chênh lệch khiến cho phản ứng tỏ nhiệt hoặc giữ ấm sinh ra phản ứng làm kháng thể histamin H2 sản sinh nhiều gia tăng nguy cơ dị ứng. Người bị dị ứng thời tiết sẽ xuất hiện bệnh bất kì lúc nào khi thời tiết nên có thể nói là rất bất tiện cho người bệnh.

 

Bệnh dị ứng nổi mề đay do thời tiết thường được chia làm 2 loại chính dựa theo mức độ nghiêm trọng mà bệnh biểu hiện.

  • Trường hợp dị ứng cấp tính: Hiện tượng này xảy ra khá nhanh và đột ngột ở những vùng bị lạnh hoặc bị nóng đầu tiên sau đó lan ra toàn thân gây ngứa da, nổi sẩn đỏ. Cơn mề đay cấp tính thường hay xảy ra nhanh trong vài giờ rồi lặn nhưng vẫn có thể tái phát lại.

  • Trường hợp dị ứng mãn tính: Trường hợp này xảy ra thường xuyên và liên tục có thể kéo dài tới hơn 1 tháng. Dạng mề đay mãn tính có thể xảy ra liên tục nếu như tiếp xúc với thời tiết gây dị ứng thường xuyên.

Các triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết hay gặp

Bệnh dị ứng thời tiết không khó nhận biết, tuy nhiên nếu như không hiểu rõ về các triệu chứng của bệnh cũng dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Để nhận biết triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết thì bạn nên chú tâm tới một số biểu hiện hay gặp điển hình nhất như sau:

* Da đỏ ửng

Phản ứng dị ứng với thời tiết sẽ làm sung huyết khiến máu tới da nhiều hơn nên lúc này da người bị dị ứng trở nên đỏ ửng hoặc hồng nhạt. Thường quan sát dễ nhất là vùng mặt, tay, sau đó là ngực lưng rồi mới tới phía dưới chân.

* Ngứa ngoài da, da nổi mẩn

Ngứa là phản ứng đặc trưng của tình trạng dị ứng, trong dị ứng thời tiết cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất histamine chất này có khả năng gây ngứa ngoài da và gây tình trạng nổi mẫn phát ban. Ngứa thường biểu hiện nhẹ và phân tán khắp ngoài da, biểu hiện nặng nhẹ còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh cũng như cơ địa nhạy cảm của người bệnh. Vùng da tiếp xúc trực tiếp với thời tiếp thường bị nặng hơn như mặt, chân tay, cổ rồi mới lan ra toàn thân.

* Da bị bỏng rộp , phù nề

Triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết

Trường hợp dị ứng thời tiết tiến triển nặng hơn có thể gây bỏng da do phản ứng tạo nhiệt độ và gây phù ngoài da do tình trạng giữ nước của da. Kèm theo ngứa, phát ban, da nóng, khô da gây bong tróc….

 

* Biểu hiện toàn thân

Dấu hiệu toàn thân của phản ứng dị ứng thời tiết có thể gặp đó là rối loạn hô hấp gây khó thở, tụt huyết áp gây choáng, có thể bị hôn mê, rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy….

Hầu hết các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết dễ nhận biết, sau khi tiếp xúc với khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh  rồi gặp phải các triệu chứng này thì bạn nên suy nghĩ tới khả năng cơ địa dị ứng thời tiết. Nếu như muốn xác định chắc chắn có phải mắc bệnh dị ứng thời tiết hay không thì bạn có thể tiến hành thực hiện một số xét nghiệm để biết chính xác bệnh một cách chắc chắn.

 

>> Tham khảo thêm: Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa và cách điều trị

Bệnh dị ứng thời tiết thường gặp mùa nào trong năm 

Các triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, công việc vì vậy để không phải đối mặt với tình trạng dị ứng thời tiết thì bạn nên tiến hành biện pháp phòng ngừa bệnh từ sớm. Những mùa trong năm có nguy cơ xuất hiện bệnh dị ứng thời tiết cao mà bạn nên cảnh giác như:

  • Mùa hè dễ gây dị ứng thời tiết

Triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết

Thời điểm mùa hè nóng bức là lúc khả năng gây dị ứng cao hơn do lúc này nhiệt độ tăng cao gây phản ứng dị ứng. Hơn nữa mùa hè cũng là mùa có các tác nhân môi trường như nấm mốc, bụi phấn hoa, bụi nhà…chúng có thể kết hợp gây nên tình trạng dị ứng.

* Phòng ngừa: Chú ý làm mát cơ thể và thay đổi môi trường sống sạch sẽ giúp phòng ngừa dị ứng.

  • Mùa Đông gây dị ứng thời tiết

trieu-chung-benh-di-ung-thoi-tiet-3

Thời điểm mùa đông lạnh giá dễ gây phản ứng dị ứng, nhiệt độ xuống thấp dưới 18 độ C sẽ làm gia tăng sự chênh lệch nhiệt đọ cơ thể gây dị ứng.

 

* Phòng ngừa: Đối với những người có cơ địa dị ứng với khí hậu lạnh thì nên giữ ấm vào mùa đông và hạn chế tiếp xúc với nước lạnh giá.

 

Bệnh dị ứng thời tiết không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng những ảnh hưởng của bệnh gây ra ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bạn vì vậy nên việc tìm hiểu các triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết ở trên là biện pháp xử lý cần thiết giúp ích cho việc điều trị bệnh dị ứng.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn: https://vimed.org/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:25

Một số bài tập yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

  • PDF.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xương khớp gây đau đớn ở nhiều người. Nhiều người bệnh thường có xu hướng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế vận động cũng như tập Yoga. Vậy quan niệm này có đúng hay không và người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Yoga không? Người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.

 

Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Yoga?

Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Yoga không?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phổ biến có thể gây đau đớn và suy nhược cơ thể. Trong một số trường hợp người bệnh có thể bị đau, yếu và tê ở tứ chi.

Do tình trạng đau, đặc biệt là khi di chuyển nên nhiều người bệnh thường có xu hướng hạn chế di chuyển, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi cũng như không thực hiện các bài tập thể dục và các động tác yoga. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm và có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực hiện các bài tập yoga có thể hỗ trợ kéo giãn cột sống và hỗ trợ điều trị một số bệnh xương khớp

 

Theo các chuyên gia xương khớp, thường xuyên vận động, tăng cường tập thể dục và thực hiện các bài tập yoga có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau, tăng độ đàn hồi và sức bên của xương. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện hầu hết các bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

 

Những người bị thoát vị đĩa đệm cũng như thoái hóa khớp có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và tiến hành luyện tập yoga để tăng cường sức khỏe xương khớp. Các bài tập kéo dài và uốn cong có thể hỗ trợ phục hồi, kéo giãn gân và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý bao gồm cả bệnh xương khớp, huyết áp, tim mạch.

 

Tuy nhiên, người bệnh xương khớp hoặc thường xuyên đau lưng nên chú ý đến các động tác yoga. Một số động tác có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và đau đớn hơn. Vì vậy, luôn luôn luyện tập với sự hướng dẫn của một huấn luyện viên yoga. Không tự ý luyện tập để tránh các chấn thương không mong muốn.

 

>> Tham khảo thêm: Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ?

Một số bài tập yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Có khá nhiều tư thế yoga được hướng dẫn bởi các chuyên gia xương khớp hoặc huấn luyện viên yoga có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm và giảm đau lưng. Các tư thế phổ biến thường bao gồm:

1. Tư thế con lạc đà

Để thực hiện tư thế này, người bệnh tham khảo các bước bao gồm:

  • Quỳ gối trên sàn nhà và giữ cả hai tay trên hông kết hợp hít thở đều đặn.

  • Sau đó nghiêng người sang bên phải, dùng tay phải chạm hoặc nắm vào lòng bàn chân phải. Tương tự, dùng tay trái chạm hoặc nắm vào lòng bàn chân trái và ngửa đầu ra sau kết hợp thở ra. Nếu có thể, người tập có thể chống hai tay lên thắt lưng và từ từ ngửa đầu ra sau, cuối cùng là chống hai tay xuống sàn nhà.

  • Kế đó, người tập căng thẳng hai tay, lực đổ về cạnh tay đồng thời rướn người về phía trước để đùi vuông góc với sàn nhà.

  • Lúc này đầu người tập ngửa ra sau, mắt nhìn chóp mũi, vai thả lỏng.

  • Giữ tư thế trong 10 – 20 giây sau đó hạ cánh tay xuống, nghiêng người sang bên phải và ngồi dậy.

  • Thu người về tư thế em bé, trán, mũi chạm sàn, hai tay xuôi dọc theo cơ thể và thư giãn đầu óc.

 

Tư thế con lạc đà giúp cột sống dẻo dai, mềm mại và hỗ trợ điều trị một số bệnh về thắt lưng

2. Tư thế châu chấu

Thực hiện tư thế châu chấu có thể tăng cường sức mạnh của chân, lưng dưới và hỗ trợ điều trị một số bệnh xương khớp như thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm. Các bước thực hiện như sau:

  • Nằm sấp với hai chân duỗi thẳng ra phía sau, bụng và bàn chân áp sát sàn nhà.

  • Đặt hai cánh tay xuống sàn, dọc theo hông, lòng bàn tay úp xuống.

  • Đặt cằm sát sàn nhà.

  • Khi hít vào nâng ngực, đầu, chân và cánh tay lên khỏi mặt đất.

  • Giữ chân thẳng và cánh tay cố định ở hai bên cơ thể kết hợp với việc hít thở đều.

  • Để yên tư thế trong 10 – 20 giây sau đó quay về tư thế em bé và thư giãn.

 

Tư thế châu chấu tăng cường sức mạnh của lưng và cột sống, hỗ trợ điều trị một số bệnh xương khớp

3. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang hỗ trợ uốn cong lưng, tăng cường sức mạnh cho vai, cánh tay và kéo căng cơ ở phần trước của thân. Để thực hiện tư thế, người tập thực hiện như sau:

  • Nằm sấp trên sàn nhà với hai lòng bàn tay úp xuống để song song dưới vai, chân duỗi thẳng ra phía sau.

  • Ấn các ngón chân xuống sàn nhà, áp sát khuỷu tay vào cơ thể và siết chặt xương bả vai vào nhau.

  • Khi hít vào kết hợp đẩy tay ra và nâng ngực lên khỏi mặt đất và giữ thẳng cánh tay. Giữ vai thư giãn, không tạo áp lực lên vai. Bàn chân, chân và hông được cố định trên sàn nhà.

  • Giữ yên tư thế trong 10 – 15 giây trước khi trở về tư thế em bé và thư giãn.

Tư thế rắn hổ mang giúp kéo căng lưng, cột sống và cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

4. Tư thế tam giác

Tư thế tam giác hỗ trợ kéo dài lưng, tăng cường sức mạnh cho chân, hỗ trợ điều trị viêm đau khớp hoặc cải thiện tình trạng đau lưng, thoát vị đĩa đệm. Các bước thực hiện như sau:

  • Người tập đứng thẳng trên thảm với chân mở rộng hơn hông.

  • Xoay bàn chân trái một góc khoảng 45 độ, sau đó xoay chân phải một góc 90 độ, sao cho gót chân phải thẳng hàng với phần ở giữa chân trái.

  • Khi hít vào kết hợp nâng tay cao ngang vai, lòng bàn tay hướng xuống. Hai vai và vai thư giãn, không tạo áp lực lên vai.

  • Nghiêng người về phía trước, chạm tay phải vào chân phải hoặc sàn nhà. Nếu không thể chạm được chân, người tập có thể kéo dài khoảng cách giữa hai chân.

  • Duỗi tay trái lên trần nhà, lòng bàn tay hướng ra phía trước, giữ vai trái ngửa ra phía sau. Hướng đầu theo tay trái, giữ cho cột sống thẳng.

  • Giữ yên tư thế trong 10 – 30 giây kết hợp hít vào thở ra đều đặn.

  • Trở về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với phía bên phải cơ thể.

Tư thế tam giác có thể hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, cải thiện tình trạng đau lưng dưới

5. Tư thế chó úp mặt

Đây là một tư thế yoga cơ bản và tương đối dễ thực hiện. Tư thế này có thể tăng cường sức mạnh của cơ bụng, tác động lên chân, hỗ trợ cải thiện các cơn đau ở lưng dưới và chân.

Để thực hiện tư thế, người tập thực hiện như sau:

  • Người tập quỳ trên chân chân và hai tay, đầu gối mở rộng và hông, hai tay mở rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng.

  • Khi hít vào dồn lực đều vào hai lòng bàn tay, ép tay xuống sàn nhà và nâng đầu gối khỏi sàn nhà.

  • Duỗi thẳng đầu gối và chân hết mức có thể, gót chân chạm sàn nhà xuống sàn nhà. Tuy nhiên hầu hết những người mới tập đều không thể chạm gót chân xuống sàn nhà.

  • Giữ yên tư thế trong 15 – 30 giây kết hợp hít thở đều đặn.

  • Hạ thấp đầu gối xuống thảm để trở về tư thế ban đầu.

Tư thế chó úp mặt có thể kéo giãn chân, cột sống và hỗ trợ cải thiện tình trạng đau lưng

Các tư thế yoga có thể hỗ trợ phục hồi, giảm đau và kéo giãn cột sống. Tuy nhiên, khi luyện tập cần chú ý thực hiện đúng tư thế để tránh khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và dẫn đến chấn thương. Do đó, luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn hoặc huấn luyện viên yoga trước khi luyện tập.

Các tư thế yoga cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm

Một số tư thế yoga có thể gây ảnh hưởng đến cột sống bằng cách gây ra lực nén quá mức giữa các đĩa đệm. Điều này làm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên tránh thực hiện một số tư thế sau:

  • Ngồi gập về phía trước (Paschimottanasana): Tư thế này yêu cầu người bệnh gập người về phía trước khi chân đang duỗi thẳng. Điều này làm giãn cột sống tuy nhiên có thể gây áp lực lên các đĩa đệm gây thoái hóa hoặc phồng lồi đĩa đệm.

  • Tư thế con bướm (Baddha Konsana): Đây là tư thế ngồi mà lòng bàn chân chạm vào nhau. Điều này có thể kéo căn cơ đùi, bụng và đùi trong nhưng cũng gây ảnh hưởng xấu đến lưng dưới.

  • Tư thế vặn mình (Marichyasana): Đây là tư thế yêu cầu người tập ngồi duỗi một chân ra và chân còn lại uốn cong. Sau đó đặt cánh tay bao quanh đầu gối và uốn cơ thể về phía trước. Điều này có thể khiến các đĩa đệm ở lưng dưới bị chèn ép và gây đau nghiêm trọng.

  • Tư thế compa (Upavistha Konsana): Tư thế này yêu cầu người tập mở rộng một tư thế 180 độ sau đó uốn cong cơ thể về phía trước. Điều này có thể kéo dài cột sống và lưng dưới, tuy nhiên có thể gây áp lực lên các đĩa đệm.

Thực hiện các tư thế yoga có thể tăng cường cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt của cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần cân nhắc các điều kiện y tế cụ thể để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở người thoát vị đĩa đệm, việc luyện tập cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và luyện tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên yoga.

Một số lưu ý để luyện tập yoga an toàn

Các bài tập yoga hỗ trợ tăng cường sức khỏe và thư giãn đầu óc. Tuy nhiên, các bài tập đòi hỏi sự chính xác để tránh chấn thương. Do đó, khi tập yoga người tập cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không vượt qua giới hạn của bản thân: Yoga tập trung vào sự hướng nội và cảm giác yên bình, do đó không nên luyện tập quá sức khiến cơ thể mệt mỏi và căng thẳng. Không nên so sánh bản thân và những người tập khác, hãy chú ý cơ thể và tâm trí của bản thân.

  • Lắng nghe cơ thể: Lắng nghe chuyển động cơ thể và hơi thở của bản thân để điều chỉnh các động tác phù hợp.

  • Thực hiện các động tác phù hợp: Những người có bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm cần luyện tập yoga thận trọng, tránh các động tác có thể gây hại cho lưng và đĩa đệm.

  • Trao đổi với huấn luyện viên: Việc luyện tập yoga đòi hỏi sự chính xác trong các động tác, do đó đăng ký một lớp học yoga cho người mới bắt đầu để được hướng dẫn cụ thể. Trao đổi với huấn luyện viên nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Một số tư thế yoga được cho là an toàn và phù hợp để luyện tập khi bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau đớn và khó khăn khi luyện tập, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị. Không tự ý luyện tập mà không được chỉ định hoặc hướng dẫn của người có chuyên môn.

Nguồn: https://vhea.org.vn/


Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:25

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì?

  • PDF.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng là đều cần thiết. Bởi việc sử dụng thực phẩm phù hợp và loại bỏ những thực phẩm không tốt sẽ giúp bạn hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh. Đồng thời góp phần cải thiện các triệu chứng. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Kiêng gì để hỗ trợ điều trị?

 

Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh

Chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trong trong suốt quá trình điều trị bệnh xương khớp. Trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Việc sử dụng những sản phẩm phù hợp sẽ giúp người bệnh kích thích quá trình làm lành những tổn thương, giảm đau nhức xương khớp. Đồng thời nâng cao khả năng hồi phục của đĩa đệm và mang đến nhiều lợi ích khác.

Để hỗ trợ quá trình kiểm soát triệu chứng và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần thêm vào thực đơn ăn uống mỗi ngày những loại thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là một loại dưỡng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe xương khớp. Đồng thời giúp cải thiện độ dẻo dai và sự linh hoạt cho các khớp xương. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, việc đưa một lượng vừa đủ canxi vào cơ thể còn giúp bạn phòng ngừa tình trạng loãng xương, thoái hóa khớp và nhiều bệnh lý, vấn đề về xương khớp khác.

 

Trong thời gian mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, lượng canxi được dung nạp vào cơ thể cũng cần được đảm bảo. Bởi hoạt động này sẽ giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ hơn. Đồng thời giúp kiểm soát tình trạng đau nhức, cải thiện khả năng hoạt động và hạn chế nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm.

Để bổ sung một lượng canxi cần thiết cho cơ thể, người bệnh có thể thêm vào khẩu phần ăn của mình những loại thực phẩm sau:

  • Hạnh nhân

  • Đậu phụ

  • Phô mai, sữa, sữa chua

  • Cá mòi

  • Cải xoăn

  • Những loại rau có lá xanh sẫm

  • Nước cam

  • Đậu trắng

  • Ngũ cốc

  • Các loại hải sản như tôm, cua, ốc, hàu…

Thực phẩm giàu vitamin D

Tương tự như canxi, vitamin D cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe của hệ xương khớp nói riêng. Việc thường xuyên bổ sung vitamin cho cơ thể sẽ giúp quá trình chuyển hóa và quá trình hấp thu canxi diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn.

 

Ngoài ra, lượng vitamin D khi được đưa vào cơ thể còn có tác dụng nâng cao sự dẻo dai, giúp xương khớp chắc khỏe. Đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh viêm khớp, bệnh thoái hóa khớp và nhiều bệnh xương khớp khác.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể bổ sung vitamin D thông qua việc sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Cá hồi

  • Cá mòi

  • Cá trích

  • Dầu gan cá

  • Tôm

  • Cá ngừ đóng hộp

  • Lòng đỏ trứng

  • Nấm

  • Hàu.

Thực phẩm giàu Chondroitin, Glucosamine

Thành phần Chondroitin và Glucosamine đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện hệ thống dây chằng, tái tạo sụn khớp và thúc đẩy quá trình sản sinh dịch khớp. Từ đó tăng cường chức năng của đĩa đệm, sụn và hệ xương khớp.

Đối với những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, thành phần Chondroitin và Glucosamine khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp người bệnh phục hồi lại các sợi collagen, giúp đĩa đệm bị tổn thương mau chóng lành lại. 

Thực phẩm giàu Chondroitin, Glucosamine gồm:

  • Bắp cải

  • Nước hầm sụn sườn và xương ống của bò, heo, gà, vịt

  • Đậu phộng

  • Đậu nành

  • Hạnh nhân

  • Rau xanh lá

  • Sữa…

Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 được đánh giá là thành phần chính thúc đẩy các hoạt động của xương khớp, tạo ra các sợi collagen bên trong đĩa đệm. Đồng thời giúp tăng cường độ linh hoạt và độ dẻo dai cho xương khớp, phòng ngừa quá trình lão hóa diễn ra sớm và ngăn các đĩa đệm bị tổn thương.

Ngoài ra, việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể bằng các loại thực phẩm còn giúp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm kiểm soát những cơn đau nhức, chống viêm, cải thiện khả năng sinh hoạt và khả năng di  chuyển của người bệnh.

 

 

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể bổ sung Omega-3 cho cơ thể bằng những loại thực phẩm sau:

  • Cá hồi

  • Cá thu

  • Dầu gan cá tuyết

  • Hàu

  • Cá trích

  • Cá mòi

  • Trứng cá muối

  • Cá cơm

  • Hạt chia

  • Hạt lanh

  • Quả óc chó

  • Đậu nành…

Thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E

Tương tự như Omega-3, vitamin C khi được đưa vào cơ thể cũng có khả năng hình thành các sợi collagen tồn tại bên trong đĩa đệm. Ngoài ra loại vitamin này còn hoạt động và đóng vai trò như các chất chống oxy hóa. Vì thế việc bổ sung vitamin C sẽ giúp bệnh nhân hỗ trợ quá trình khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm, phục hồi những tổn thương xảy ra ở xương khớp và giúp sức khỏe tổng thể được nâng cao.

Thực phẩm giàu vitamin C gồm:

  • Cải xanh

  • Cam

  • Ớt chuông xanh

  • Cải xoăn

  • Đu đủ

  • Dâu tây

  • Súp lơ

  • Ớt chuông đỏ

  • Ớt

  • Trái dứa

  • Kiwi

  • Xoài…

Ngoài vitamin C, vitamin E cũng là dưỡng chất được khuyến cáo bổ sung cho cơ thể khi đĩa đệm gặp vấn đề. Điều này xuất hiện là do vitamin có khả năng cải thiện tốt tần suất và mức độ đau nhức xương khớp do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra. Đồng thời nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể phòng ngừa một số bệnh lý, vấn đề về xương khớp.

 

Vitamin E có trong những loại thực phẩm sau:

  • Dầu thực vật

  • Rau bina

  • Quả bơ

  • Bông cải xanh

  • Đu đủ

  • Hạnh nhân

  • Hạt dẻ

  • Củ cải

  • Rau cải xanh

  • Khoai môn

  • Quả mơ sấy khô

  • Bơ thực vật

  • Cà chua…

Thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, phục hồi tổn thương xảy ra ở xương khớp và giúp sức khỏe tổng thể được nâng cao – Thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E

Thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với một cơ thể khỏe mạnh và sự phát triển xương khớp. Protein khi được đưa vào cơ thể sẽ góp phần hình thành cấu trúc cơ thể, giúp phục hồi những tổn thương xuất hiện ở cột sống và duy trì sức khỏe xương khớp.

 

 

Trong trường hợp cơ thể không được cung cấp đủ lượng protein cần thiết, sự phát triển xương khớp sẽ dừng lại. Đồng thời khiến lượng canxi trong máu suy giảm. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh đau lưng và nhiều bệnh xương khớp khác hình thành và phát triển theo chiều hướng xấu.

Để bổ sung lượng protein cần thiết cho cơ thể, người bệnh có thể sử dụng những loại thực phẩm sau:

  • Hải sản

  • Trứng

  • Súp lơ xanh

  • Sữa và những chế phẩm từ sữa

  • Quả chà là

  • Ngô ngọt

  • Chuối

  • Các loại hạt

  • Rau bina

  • Quả bơ

  • Thịt

  • Táo.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp duy trì và kiểm soát tốt trọng lượng của cơ thể. Từ đó giúp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm giảm bớt những tác động và áp lực lên cột sống.

Nếu kiên trì bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể, quá trình kiểm soát triệu chứng và điều trị bệnh sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Điều này xuất hiện là do chất xơ có khả năng kích thích quá trình phục hồi những tế bào cột sống đang có dấu hiệu bị tổn thương, hạn chế gây áp lực cho đĩa đệm.

 

Ngoài ra, việc bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể còn giúp kích thích quá trình sản sinh chất nhờn. Từ đó giúp các hoạt động của xương khớp diễn ra suôn sẻ và linh hoạt hơn, chống viêm, giảm sưng và bảo vệ sụn khớp.

Để cải thiện bệnh lý, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như:

  • Quả lê

  • Dâu tây

  • Táo

  • Chuối

  • Quả bơ

  • Quả mâm xôi

  • Cà rốt

  • Củ cải đường

  • Khoai lang

  • Bông cải xanh

  • Hạt chia

  • Hạnh nhân

  • Sôcôla đen

  • Đậu lăng

  • Cải mầm Brussels

  • Đậu thận

  • Yến mạch

  • Đậu xanh…

 

>> Tham khảo thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cũng cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh. Cụ thể như:

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chứa nhiều chất bảo hòa không chỉ không tốt cho hệ tim mạch, sức khỏe tổng thể mà còn không tốt cho hệ cơ xương khớp. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất béo sẽ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh viêm xương khớp. Từ đó khiến quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, vôi hóa cột sống, thoái hóa khớp… gặp vấn đề. Đồng thời làm nặng hơn tình trạng đau nhức xương khớp, khiến khả năng di chuyển bị suy giảm.

 

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chứa nhiều chất béo bão hòa như:

  • Sữa tươi nguyên chất

  • Thức ăn chế biến sẵn

  • Đồ ăn nhanh

  • Thức ăn đóng hộp

  • Thực phẩm chiên xào

  • Thịt đỏ…

Thực phẩm giàu Omega-6

Omega-6 là một axit béo không no. Loại axit béo này được đánh giá là rất tốt cho cơ thể. Chúng có khả năng làm giảm nguy cơ hình thành các bệnh lý liên quan đến tim mạch, chống viêm, hỗ trợ giảm huyết áp. Đồng thời giữ cho xương chắc khỏe và làm giảm độ nhạy cảm của cơ thể với insulin.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng, cơ thể sẽ bị giữ nước, lượng máu trong cơ thể bị đông cục. Điều này khiến quá trình lưu thông máu gặp nhiều khó khăn, quá trình nuôi dưỡng sụn khớp bị ảnh hưởng. Từ đó làm nặng hơn bệnh thoát vị đĩa đệm và kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu Omega-6 như:

  • Đậu nành

  • Quả óc chó 

  • Hạt hướng dương

  • Bơ đậu phộng

  • Trứng

  • Hạnh nhân

  • Hạt điều

  • Khoai tây

  • Thịt gà…

Thực phẩm giàu đạm

Việc cơ thể hấp thu đạm sẽ kích thích quá trình sản sinh acid. Khi đó cơ thể cần một lượng canxi vừa đủ để trung hòa chúng. Trong trường hợp người bệnh đưa quá nhiều đạm vào cơ thể, hàm lượng acid sẽ tăng cao. Khi đó, cơ thể cần một hàm lượng lớn canxi để trung hòa.

Nếu lượng canxi tồn tại trong máu không đủ thì cơ thể sẽ tự động lấy lượng canxi từ xương khớp. Điều này khiến mật độ canxi tồn tại trong xương khớp suy giảm. Từ đó hình thành nên nhiều vấn đề, bệnh lý về xương. Cụ thể như bệnh viêm khớp, bệnh loãng xương, bệnh thoái hóa khớp… Đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.

Chính vì những điều trên, người bệnh cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm nhiều đạm. Cụ thể như:

  • Thịt bò

  • Thịt dê

  • Thịt chó

  • Nội tạng động vật…

 

Thực phẩm chứa purin và fructozo

Purin và fructozo được đánh giá là những chất có khả năng kích thích phản ứng viêm, khiến bệnh thoát vị đĩa đệm và những triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế trong thời gian điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm người bệnh cần hạn chế tối đa việc sử dụng những loại thực phẩm chứa purin và fructozo. Cụ thể như:

  • Gia súc

  • Gia cầm

  • Cà muối

  • Dưa muối

  • Nội tạng động vật

Thực phẩm cay nóng, thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn

Thực phẩm cay nóng, thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn đều không tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe của hệ cơ xương khớp nói riêng. Bởi việc sử dụng những loại thực phẩm này sẽ làm gia tăng phản ứng viêm. Từ đó làm nặng thêm tình trạng thoát vị đĩa đệm.

 

 

Ngoài ra những phản ứng viêm xảy ra từ việc sử dụng thực phẩm cay nóng, thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn còn khiến người bệnh có nguy cơ cao đối mặt với bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gối, đau nhức xương khớp…

Chính vì những điều trên, trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên kiêng sử dụng thức ăn quá ngọt, quá mặn và thực phẩm cay nóng.

Thực phẩm chứa cồn và chất kích thích

Thực phẩm chứa cồn và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê… nằm trong danh sách những loại thực phẩm nên tránh sử dụng khi bị thoát vị đĩa đệm. Bởi việc sử dụng thực phẩm chứa cồn và chất kích thích có thể làm giảm lượng canxi và các khoáng chất cần thiết bên trong cơ thể. 

Hơn thế việc sử dụng chất kích thích và thực phẩm chứa cồn còn làm chậm quá trình làm lành những tổn thương, gia tăng mức độ đau nhức xương khớp. Đồng thời khiến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, thoái hóa cột sống và nhiều bệnh xương khớp khác tăng cao.

Bài viết đã tổng hợp thông tin giúp người bệnh giải đáp vấn đề “Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Kiêng gì? để hỗ trợ điều trị”. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp và khoa học. Từ đó hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa các bệnh lý khác xuất hiện.

Nguồn:https://vhea.org.vn/


Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:24

Người bệnh Viêm khớp dạng thấp không nên ăn gì để kiểm soát bệnh

  • PDF.

Hiện tại không có chế độ ăn kiêng cho người viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế các loại thực phẩm gây viêm có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Tham khảo một số loại thực phẩm người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng và cần bổ sung trong bài viết bên dưới.

 

Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể thay đổi chế độ ăn uống để hỗ trợ điều trị bệnh

Bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống với một số loại thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng viêm khớp nói chung và viêm khớp dạng thấp nói riêng. Do đó, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm bao gồm:

1. Thịt đỏ

Một số nghiên cứu cho biết thịt đỏ hoặc các loại thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ làm làm tăng các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, thịt đỏ cũng được cho là có thể gây viêm, làm nặng thêm triệu chứng tiểu đường, bệnh Alzheimer và một số loại ung thư.

Thịt đỏ làm tăng khả năng gây viêm và khiến tình trạng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng

Trong thịt đỏ được cho là có chứa nhiều chất béo bão hòa có thể gây ra phản ứng viêm. Điều này gây sưng và đau ở các khớp. Trên thực tế, nhiều người bệnh viêm khớp dạng thấp cho biết, các triệu chứng được cải thiện rõ rệt khi từ bỏ các loại thịt đỏ và chuyển sang dùng protein thực vật từ các loại đậu.

Các loại thịt đỏ cần tránh bao gồm:

  • Thịt bò

  • Thịt cừu

  • Thịt dê

  • Thịt ngựa

  • Thịt trâu

 

2. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm đóng gói và thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều chất phụ gia, đường và chất bảo quản để hỗ trợ tăng thời gian sử dụng. Do đó, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn thường tăng khả năng gây viêm, thiếu dinh dưỡng và không lành mạnh cho sức khỏe.

Do đó, người bị bệnh viêm khớp dạng thấp cần chú ý tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn đóng hộp. Thay vào đó, hãy chọn sử dụng các loại thực phẩm nguyên chất, dinh dưỡng và có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Các loại thực phẩm chế biến sẵn thiếu dinh dưỡng và có thể làm tăng phản ứng viêm

3. Thực phẩm chiên

Thực phẩm chiên là một trong những loại thức ăn mà người viêm khớp dạng thấp cần tránh. Các loại thực phẩm này thường dễ hình thành các sản phẩm Advanced Glycation End (AGEs) – các hợp chất có hại gây oxy hóa và viêm.

Theo một số nghiên cứu, chế độ ăn uống nhiều thực phẩm chiên, rán làm tăng nguy cơ béo phì, gây viêm và một số bệnh lý mãn tính khác.

4. Carbohydrates và đường tinh chế

Các loại thực phẩm chứa Carbohydrates và đường tinh chế không phù hợp cho người viêm khớp dạng thấp. Các loại thực phẩm này cũng làm tăng nhanh lượng đường trong cơ thể và tạo ra các chất gây viêm được gọi là Cytokine. Điều này gây viêm và làm các triệu chứng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, các loại thực phẩm này chứa nhiều protein và khiến người bệnh dễ tăng cân hơn. Điều này gây áp lực lên các khớp dẫn đến thoái hóa khớp và một số bệnh xương khớp liên quan.

Do đó, hạn chế tiêu thụ Carbohydrate tinh chế tinh chế như mỳ trắng, gạo trắng, mì ống và ngũ cốc được làm từ bột mì trắng để giảm viêm và cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp.

Đường tinh chế có thể làm tăng khả năng gây viêm và khiến các bệnh viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn

5. Hạn chế lượng muối sử dụng

Nhiều muối làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tăng khả năng nhiễm trùng và gây viêm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, lượng Natri cao trong muối có thể hỗ trợ gây viêm và làm tăng mức độ nghiêm trọng cho các bệnh viêm qua trung gian như viêm khớp dạng thấp.

6. Hạn chế các loại thực phẩm phụ gia

Các chất phụ gia như bột ngọt có thể gây ra các phản ứng viêm. Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường có hệ thống miễn dịch hoạt động không đúng cách. Lúc này hệ thống miễn dịch có thể xác định bột ngọt và các chất phụ gia khác là tác nhân gây hại và tấn công các chất này. Điều này có thể gây viêm nghiêm trọng dẫn đến viêm đau khớp và một số bệnh lý liên quan khác.

Vì vậy, để tăng cường sức khỏe và hạn chế các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên loại bỏ bột ngọt khỏi chế độ ăn uống. Thay bột ngọt bằng đường mía hoặc các chất tạo ngọt tự nhiên khác.

7. Gluten

Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện cùng với nhiều bệnh tự miễn khác. Cụ thể, viêm khớp dạng thấp có thể liên quan đến bệnh Celiac (không dung nạp Gluten).

Bánh mỳ là thực phẩm chứa nhiều Gluten

Gluten là một loại protein phức tạp, khó tiêu hóa và có thể góp phần gây viêm. Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên cắt bỏ Gluten ra khỏi chế độ ăn uống để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Gluten được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.

8. Sản phẩm bơ và sữa

Đối với một số người, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể trở nên nghiêm trọng hơn hoặc bùng phát khi đáp ứng với Casein – một loại protein có trong sữa.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, Vitamin D (một thành phần dinh dưỡng quan trọng có trong các sản phẩm sữa) có thể gây bất lợi cho các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng có thể gặp tình trạng không dung nạp đường sữa.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên cân nhắc loại bỏ sữa, bơ hoặc các sản phẩm sữa để cải thiện các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, sữa chua, váng sữa hoặc phô mai cũng cần hạn chế tiêu thụ.

9. Thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, Hamburger thường chứa các chất béo chuyển hóa , tạo ra hydro và thêm dầu thực vật hoặc các chất phụ gia để tăng thời gian sử dụng. Điều này có thể kích hoạt viêm khắp cơ thể và khiến tình trạng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh cũng làm tăng Cholesterol xấu và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Do đó để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người mắc bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp nên loại bỏ các loại thức ăn nhanh ra khỏi chế độ ăn uống.

10. Chất béo không lành mạnh

Người bệnh viêm khớp dạng thấp cần kiêng tất cả các loại chất béo không lành mạnh, chất béo bão hòa và dầu Hydro hóa. Thay vào đó, hãy thêm nhiều chất béo Omega – 3 vào chế độ ăn uống để chống viêm và tăng cường sức đề kháng.

11. Rượu và các chất kích thích

Mặc dù phản ứng của rượu đối với các triệu chứng viêm khớp dạng thấp không rõ ràng. Tuy nhiên tiêu thụ nhiều rượu được cho là có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khớp.

Do đó, sử dụng rượu với liều lượng thích hợp, cân bằng để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

>> Bài viết liên quan: Cách điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả toàn diện

Một số loại thực phẩm tốt cho người viêm khớp dạng thấp

Bên cạnh các loại thức ăn cần kiêng, người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bổ sung một số loại thực phẩm như:

  • Các loại đậu: Đậu cung cấp nhiều chất xơ, Axit Folic, Magie  sắt, kẽm và Kali. Tất cả các khoáng chất này có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm viêm và cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp.

  • Rau lá xanh: Các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bẹ xanh chứa nhiều vitamin A, C và K có thể hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Ngoài da, các loại rau này cũng chứa nhiều Canxi, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.

Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất để hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp

  • Các loại trái cây có múi: Như cam, bưởi, quýt có thể cung cấp nguồn Vitamin C dồi dào. Điều này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp.

  • Trà xanh: Có chứa nhiều Polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm và làm chậm quá trình thoái hóa sụn. Trà xanh cũng chứa Epigallocatechin – 3 (EGCG) có tác dụng làm ngừng sản xuất các phân tử dẫn đến tổn thương khớp ở người viêm khớp dạng thấp.

  • Dầu ô liu: Một số hóa chất tự nhiên có trong dầu ô liu có thể chống viêm và hạn chế tình trạng sưng đau khớp. Chọn các loại dầu ô liu nguyên chất để đảm bảo các chất dinh dưỡng tốt nhất.

  • Các nước lạnh: Như cá hồi, các trích, cá mòi, cá cơm là nguồn cung cấp Omega – 3 tuyệt vời. Do đó, cố gắng sử dụng các loại cá này 2 lần mỗi tuần để tăng cường Omega và phòng ngừa viêm khớp.

  • Nghệ: Curcumin có trong nghệ có thể hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa viêm, đau và sưng khớp.

  • Gừng: Chứa hợp chất Gingerol có tác dụng chống viêm và cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ lành mạnh, giúp kiểm soát cơn thèm ăn và hạn chế tình trạng béo phì. Điều này có thể duy trì một cân nặng khỏe mạnh và tránh gây áp lực lên các khớp.

Lưu ý khi thay đổi chế độ ăn uống ở người viêm khớp dạng thấp

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh có thể giảm viêm và hạn chế tình trạng viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên chú ý một số vấn đề như:

  • Luôn chú ý đến thành phần thực phẩm như chất béo, chất béo bão hòa.

  • So sánh các nhãn hiệu thực phẩm để kiểm tra hàm lượng chất béo và đường không lành mạnh.

  • Sử dụng dầu ăn tự nhiên như dầu ô liu hoặc dầu dừa.

  • Tránh các món chiên rán hoặc các loại thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao.

  • Bổ sung Omega 3 và hạn chế Omega 6.

  • Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên và hạn chế sản phẩm đóng gói, tinh chế.

Mặc dù không có chế độ ăn uống điều trị tình trạng viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:23

You are here Tin tức Thông tin y học